Truyền hình
-
69
Thời tiết nắng gay gắt khiến ê kíp không
khỏi lo lắng cho sức khỏe của các em.
Nếu không có tinh thần Olympia, toàn
bộ ê kíp rất khó khăn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Vào ngày lên sóng, không khí tại các
điểm cầu tưởng như nghẹt thở không chỉ
bởi cái nóng của nhiệt độ ngoài trời mà
còn bởi sự hồi hộp dõi theo từng câu hỏi,
câu trả lời của thí sinh. Trên Facebook,
nhiều học sinh đồng loạt đổi avatar
thành logo của chương trình
Đường lên
đỉnh Olympia
trong ngày diễn ra chung
kết năm. Tại các điểm cầu, học sinh đua
nhau chụp ảnh cùng ê kíp và MC. Việc
cập nhật thông tin và mời gọi khán giả
đón xem chương trình trên trang
Facebook đã khiến
Đường lên đỉnh
Olympia
sôi động hơn bao giờ hết. Tất
cả điều đó đã góp phần làm nên một
trận chung kết hoàn hảo.
Bí quyết của người trong nghề
Trong trận chung kết lần thứ 15, lãnh
đạo phòng đã mạnh dạn phân công
một số người tổ chức sản xuất mới và trẻ.
Đây không chỉ là thử thách mà còn tạo
điều kiện cho họ khẳng định năng lực
của mình, tạo ra màu sắc mới. Chính sự
cạnh tranh từ ê kíp sản xuất đã tạo nên
không khí khác biệt của 4 điểm cầu. Mỗi
BTV được giao tổ chức phải chuẩn bị sức
khỏe tốt, tự trang bị kiến thức. Họ giấu
nhau ngón nghề, ấp ủ hoài bão và gửi
gắm ý tưởng thông qua buổi truyền hình
trực tiếp. Và chỉ đến ngày thông cầu,
mọi “quân bài” mới được lật ngửa.
Ít ai biết, mỗi điểm cầu chỉ lên sóng vài
phút nhưng trên thực tế, MC cùng với học
sinh của mỗi trường phải tập ít nhất 3
ngày. MC cũng là người giúp nhà trường
tổ chức, xây dựng kịch bản giao lưu, ca
nhạc phục vụ khách mời của tỉnh, huyện
và các cơ sở ban ngành… Tuy những tiết
mục ca nhạc, giao lưu tại hiện trường
không lên sóng trực tiếp nhưng tất cả đều
được tính toán trong kịch bản...
Đường lên đỉnh Olympia
là một game
show mang tính kiến thức, do vậy, cần
không khí của tập thể trí tuệ và trẻ trung.
Chính vì tiêu chí ấy nên ê kíp sản xuất
luôn cố gắng trau chuốt ý tưởng, phong
thái của MC cũng mỗi cầu một khác.
Trong kịch bản, luôn dự trữ sẵn nhiều
phương án và phải tính toán kĩ để
phương án nào đạt hiệu quả cao hơn.
Sự chuẩn bị có thể là quá kĩ càng nhưng
với những người trong cuộc, khi đã qua
rất nhiều chương trình trực tiếp, điều ấy
không bao giờ thừa. Với họ, đó là quy
trình chuyên nghiệp của những người
làm nghề tâm huyết khi tổ chức cầu
truyền hình trực tiếp.
Lê Hoa
Ảnh:
Hải Hưng
Điểm cầu tại Ninh Bình
Sau khi đăng quang ngôi vô địch
Đường lên đỉnh Olympia
năm thứ 15,
Văn Viết Đức không tránh khỏi sự bối
rối trong vòng vây của nhiều phóng
viên báo giới. “Em không thể hình
dung lại có tình huống này” - Đức thật
thà chia sẻ. Khi phóng viên hỏi: “Cảm
xúc của em khi nhanh chóng vượt lên
dẫn đầu hai vòng thi?”, Đức liên tục
lặp đi, lặp lại câu nói: “Cũng bình
thường thôi ạ”. Khi bắt đầu đăng kí thi,
Viết Đức không thể hình dung mình sẽ chạm đến đích cuối cùng cuộc thi. Với Viết Đức,
Đường lên đỉnh Olympia
là một cuộc chơi và em không đặt nặng vấn đề thắng thua.
Có lẽ, chính tinh thần bình tĩnh, tự tin đã giúp Đức thắng trong trận chung kết này.
Không thể không nói đến sự liều lĩnh, “được ăn cả, ngã về không” của Đức trong vòng
thi
Tăng tốc.
Mặc dù, sau khi đưa ra đáp án “Vân tay”, Đức cũng có chút hối hận vì
sự vội vàng của mình nhưng sự quyết đoán đã giúp Đức giành chiến thắng trong suốt
hành trình leo núi. Đức tin rằng, liều lĩnh cũng là một cách nhanh nhất để dẫn đến
thành công trong cuộc sống.
Điểm cầu tại Bình Thuận
Điểm cầu tại TP Hồ Chí Minh