64
-
Truyền hình
Điều gì đã thúc đẩy anh gửi đề tài
Tuyên ngôn độc lập - Dấu ấn thời đại
tham gia dự án VTV Đặc biệt?
Việc chọn đề tài này, lúc đầu do tôi
suy nghĩ vì chúng ta có rất ít phim làm về
đề tài ngày Quốc khánh. Thống kê lại thì
cũng chỉ có ba phim mà đã làm từ rất lâu
rồi. Có lẽ, bởi khoảng năm 1945, việc ghi
hình ở nước ta gần như không có, không
có tư liệu hình ảnh nên rất khó để triển
khai thành phim. Tôi luôn ấp ủ và suy
nghĩ phải tìm đề tài, tìm những câu
chuyện để làm phim xung quanh ngày
trọng đại nhất của đất nước. Cho đến khi
có chủ trương xây dựng khung về các
chương trình VTV đặc biệt, tôi cũng liều
chọn luôn đề tài này, mặc dù trong tay
chưa có gì cả, chưa biết làm thế nào, chỉ
với một hi vọng là có cơ hội để mò mẫm,
tìm ra một điều gì đó thật đặc biệt cho
ngày 2/9. Bắt tay vào khảo sát, tôi mới
thấy thật sự khó. Đi hướng nào cũng
không ổn, không có gì để làm thành
phim. Nhân vật thì không còn, tư liệu hình
ảnh thì có duy nhất đoạn ghi hình Bác
đọc Tuyên ngôn mà nhiều năm nay, giới
làm phim ảnh của chúng ta đã dùng đi
dùng lại. 70 năm qua, có đến hàng ngàn
tác phẩm nghiên cứu, bài viết, bài báo đã
khai thác đến từng chi tiết nội dung của
Bản Tuyên ngôn độc lập. Vậy, tôi phải
làm gì? có thể làm gì? Cuộc tranh luận
với một nhóm các bạn trẻ đã cho tôi ý
tưởng chính thức để làm phim.
Tuyên ngôn độc lập không chỉ có
giá trị lớn lao với nhân dân Việt Nam mà
còn có những ảnh hưởng đặc biệt tới nhiều
dân tộc trên thế giới. Điều đó có giúp gì
cho quá trình xây dựng, tìm kiếm tư liệu
cũng như nhân vật cho đề tài của anh?
Phải khẳng định, giá trị thời đại của
bản Tuyên ngôn không nằm ở sự ảnh
hưởng, mà nằm ở chính nội dung Tuyên
ngôn. Phải đặt vào bối cảnh lịch sử ở thời
điểm đó mới thấy, những câu chữ của
Bác là sự đi trước thời đại về trí tuệ, sự
sáng tạo tuyệt vời trong cách nhìn nhận,
lí giải về thế giới quan, nhân sinh quan, là
những chiết tự mà đến bây giờ vẫn có ý
nghĩa cho nhiều vấn đề đương thời.
Tất cả các câu chuyện và các nhân
vật trong phim gồm: người Mỹ, người
Venezuela, người Ecuador, Hungary
đều làm sáng tỏ một minh triết Hồ Chí
Minh trong Tuyên ngôn độc lập. Phim có
nhiều câu chuyện về những người nước
ngoài chưa bao giờ được đến Việt Nam,
không có liên hệ hay cơ hội nào gặp
Bác nhưng họ sùng kính Hồ Chí Minh
như một vị thánh. Chúng tôi đi ngoài
đường, vào công viên, đến quay trong
quốc hội Venezuela… ở bất cứ đâu, khi
biết chúng tôi là người Việt Nam, họ đều
hô to: Viva Hồ Chí Minh, Viva Việt Nam
(Hồ Chí Minh muôn năm, Việt Nam
muôn năm…). Chúng tôi cũng biết nhiều
người Mỹ sẽ kể nhiều chi tiết trong Tuyên
ngôn độc lập mà họ đã nghiên cứu cả
đời, rồi các câu chuyện xảy ra tại Mỹ,
khiến người Mỹ phải nhìn nhận về giá trị
của bản Tuyên ngôn…
Được biết, đoàn làm phim đã gặp
khá nhiều trắc trở trong quá trình triển khai
đề tài. Anh có thể nói rõ hơn?
Có lẽ, đây là một bộ phim mà chúng
tôi rất vất vả để thực hiện. Chúng tôi đã
chuẩn bị rất kĩ để kết nối các câu chuyện
tại Mỹ sau đó chuyển sang Venezuela.
Tại Venezuela, tôi hẹn gặp một số người
của các nước Nam Mỹ khác. Nội dung
tại Mỹ chiếm già nửa kịch bản. Tuy nhiên,
một tuần trước ngày dự kiến sang Mỹ,
visa đi Mỹ của chúng tôi bị dừng lại do hệ
thống quản lí hành chính của Mỹ bị
hacker tấn công và ăn cắp các bảo mật
thông tin. Chúng tôi không thể vào Mỹ,
mà chỉ có thể đi Venezuela. Mọi dự kiến
ban đầu bị đảo lộn. Thời gian đó, chúng
tôi liên tục gặp rủi ro, thậm chí chuyến
công tác tại Venezuela cũng bị hoãn đến
ba lần.
Hành trình đến Venezuela có ý
nghĩa và vai trò như thế nào đối với
tác phẩm?
Giá trị thời đại của
Tuyên ngôn
độc lập
Luôn ấp ủ suy nghĩ phải tìm đề tài, tìm câu chuyện để làm phim về ngày
trọng đại nhất của đất nước - ngày Quốc khánh 2/9, vượt qua rất nhiều khó
khăn, trắc trở, đạo diễn Nguyễn Quốc Khánh cùng các đồng nghiệp hoàn
thành tác phẩm:
Tuyên ngôn độc lập - Dấu ấn thời đại.
P
hía sau màn hình