68
-
Truyền hình
Nhiệm vụ... đến hẹn lại lên
Năm nào cũng vậy, mỗi lần đến trận
chung kết quan trọng nhất trong năm
của
Đường lên đỉnh Olympia
, không khí
chuẩn bị tại Ban Sản xuất các chương
trình giải trí luôn tất bật. Đặc biệt, năm
nay là năm thứ 15 chung kết Olympia
nên không khí háo hức càng được
nhân lên gấp bội, sự chuẩn bị cũng
chu đáo hơn.
Năm nay, nhiệm vụ giao cho phòng
Show games 1 rất nặng, phải chịu trách
nhiệm tổ chức sản xuất cả 4 điểm cầu:
Ninh Bình, Quảng Trị, Bình Thuận và
TP.HCM. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ,
cả phòng nhanh chóng phân công nhân
lực thành 4 kíp sản xuất, mỗi kíp gồm 5
BTV chính, 4 quay phim tiến hành bắt
tay vào công việc. Những buổi họp với
nhiều tranh luận nảy lửa về ý tưởng liên
tục diễn ra, mỗi kíp đưa ra nhiều ý tưởng
của riêng cầu mình gắn với từng địa
danh vùng miền. Từ những khẩu hiệu
truyền thống của nhà trường, từ cá
tính, nickname, câu nói bông đùa của
mỗi thí sinh, mỗi kíp lại chế ra các bài
hò vè hay lấy đó làm căn cứ cho lời
dẫn. Khi xây dựng các tiết mục cổ vũ
cho các điểm cầu, ê kíp cũng hướng
đến phương châm trẻ trung, hiện đại
và gắn với ngôi trường của các thí sinh.
Có nhiều ý tưởng đưa ra bị phản biện,
bị bác bỏ nhưng toàn bộ ê kíp luôn ủng
hộ những ý tưởng “điên rồ’ nhất và thể
hiện nó. Đây không chỉ là sân chơi cuối
của các thí sinh mà còn là cuộc đua
của cả những người làm ở các cầu
truyền hình. Các cầu đua nhau, cá
cược nhau phần thắng thuộc về thí sinh
của điểm cầu nào...
Trong quá trình khảo sát các điểm
cầu, công tác tổ chức luôn đặt ra rất
nhiều vấn đề. Tình hình thời tiết là mối
quan tâm hàng đầu. Để 9h30 lên sóng
trực tiếp, trước một tiếng, tất cả học sinh
phải có mặt và ngồi đến 1-2 h chiều.
Thời gian ghi hình dài nên vấn đề nước
uống, che nắng, che mưa, điện, an ninh,
đường dây nóng, cáp quang, xe màu,
tivi đặt vị trí nào, khách mời điểm cầu là
ai, bạn bè, gia đình, ai cùng thí sinh đến
trường quay, ai ở lại, đều được đặt ra.
Đa phần các điểm cầu đều tập trung ở
chính ngôi trường các thí sinh học. Thực
tế, có trường nhỏ, trường to, trường
làng, trường thành phố, trường chuyên,
trường không chuyên; có trường rất khó
khăn về cơ sở vật chất. Trường Kim Sơn
A - Ninh Bình là một ngôi trường rất nhỏ
với những nhà giáo hiền lành, chân chất.
Sân trường nhỏ đến mức ê kíp không
hình dung nổi đặt máy quay ở đâu, phải
bàn phương án dỡ nhà xe để hơn 1.000
học sinh có chỗ ngồi. Tại Quảng Trị, thời
gian cầu truyền hình diễn ra trùng với
dịp nhà trường kỉ niệm 40 năm ngày
thành lập. Cả trường bận đến mức, ê kíp
khó khăn lắm mới thu xếp được thời gian
chạy thông cầu. Các học sinh của
trường vì thế cũng rất vất vả, phải có mặt
từ 6h sáng để làm lễ kỉ niệm, sau đó ở
lại tập rồi thông cầu đến 1 - 2h chiều.
điểm cầu mới biết
chuyện chỉ
Các thí sinh trong đêm chung kết
Lên sóng trong trận chung kết
năm Olympia vỏn vẹn chỉ vài phút
nhưng ít ai biết, mỗi điểm cầu
phải mất gần một tháng bàn thảo,
góp ý, khảo sát, tổ chức thực hiện
của 4 kíp sản xuất.
P
hía sau màn hình