Truyền hình
-
33
Theo tôi, ưu thế của VTV là làm
chính luận, nếu khai thác và đầu tư
cho mảng này thì chắc chắn sẽ thu
hút khán giả quay lại với máy thu
hình nhiều hơn. Hay, chuyên nghiệp
nhưng phải liên tục đổi mới, từ nội
dung đến hình thức. Bản tin nên ngắn
gọn, diễn văn xin đừng dài dòng lê
thê. Các chương trình trực tiếp sự kiện
cần ngắn gọn hơn, cắt giảm bớt thời
lượng dành cho diễn văn, theo tôi,
không cần công thức máy móc giới
thiệu đầy đủ quan khách, mà đi thẳng
vào vấn đề chính của sự kiện, bóng
đá thì tập trung đá bóng, trao giải thì
chủ yếu vẫn là trao giải. Khán giả giờ
bận tối mắt, thời gian dành cho việc
xem truyền hình là rất ít, nên chăng,
truyền hình cần phải thay đổi theo
hướng: ngắn nhưng đầy đủ thông tin,
vào vấn đề nhanh, giải quyết vấn đề
cũng nhanh, tránh nhiều lời.
Tôi cũng nhớ, trước đây mình có
chương trình dành cho thiếu nhi như
Những bông hoa nhỏ,
trước giờ thời
sự là các em lại náo nức chờ xem.
Bây giờ, thử nghĩ xem, truyền hình
phát 24/24h, hàng chục hàng trăm
kênh, đất dành cho thiếu nhi được
bao nhiêu? Và trong mảnh đất khiêm
nhường đó, có bao nhiêu ngôi nhà hấp
dẫn các em “chui” vào chơi, đến khi
bước ra, lòng vẫn còn lưu lại dấu ấn
lung linh, góp phần hình thành nhân
cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ?
Trẻ em thời nay chủ yếu là xem hoạt
hình nước ngoài. Những chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi rất thiếu
và không hấp dẫn. Chúng ta đang
dần mất đi khán giả nhí.
Trước khi có mạng xã hội, truyền
hình chỉ phải cạnh tranh với chính
mình, còn bây giờ, thì “cuộc chiến” với
chiếc điều khiển từ xa đã mở rộng địa
bàn, khốc liệt hơn, gian khổ hơn. Theo
bà, giải quyết bài toán này bắt đầu từ
khâu nào?
Cho dù có
mạng xã hội
hay tương
lai là cái gì
đi chăng nữa
thì vẫn phải
thừa nhận
ảnh hưởng của sóng truyền hình đối với
xã hội là rất lớn. Không thể vì suy nghĩ
bây giờ người ta bận bịu mà chủ quan
hoặc làm hời hợt. Mỗi lời nói, hình ảnh
công khai trước hàng triệu người xem
cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, cái gì nên
nói, cái gì không, nói như thế nào, mức
độ bao nhiêu để định hướng dư luận
đến cái đúng - cái chuẩn xác - và cái
có lợi cho quốc gia. Truyền thông làm
cho không ít cơ quan, đơn vị, cá nhân
gặp khó khăn - “khóc không kêu” và
ít nhiều làm thiệt hại cho kinh tế đất
nước. Nguyên nhân là vì phóng viên
thiếu kiến thức thực tế.
Vậy nên, theo ý kiến cá nhân tôi, mọi
vấn đề đều phải bắt đầu từ con người,
ở đây là đội ngũ PV, BTV, KTV… Trong
nỗ lực thu hút khán giả mỗi ngày, VTV
có nhiều đổi mới, nhất là đội ngũ trẻ,
tôi thấy các bạn rất năng động, nhưng
cần điều chỉnh để đừng quá sốc, càng
nhanh càng phải cẩn thận hơn để
tránh sai sót đáng tiếc. Là nhà báo thì
nhãn quan chính trị phải vững, mỗi câu
mỗi chữ
đều phải
viết - nói
vì lợi ích
quốc gia.
Tất nhiên,
chính trị
của mình phải là chính trị không khô
cứng, phải là chính trị sống động rất
thực tiễn, tin tức dự báo hướng tới tư
duy trí tuệ chứ không thuần túy là
thông tin và con số. Phải nhìn quốc
gia trong bối cảnh quốc tế, phải có
tấm lòng yêu dân yêu Tổ quốc và yêu
nghề khi tác nghiệp. Cứ “đi về phía
nhân dân”, tôi tin là các bạn sẽ luôn
được mến yêu, đón nhận.
Xin cảm ơn bà!
Hoàng Hường
(Thực hiện)
Ghi hình CT Sáng Phương Nam trên VTV9