6
-
Truyền hình
M
ới đây, trong một lần lên
tầng 65 tòa nhà Lotte ở phố
Liễu Giai vào buổi tối, mải
mê ngắm Hà Nội trong
vùng sáng của tầng tầng lớp lớp những
ngọn đèn lung linh, cao thấp khác nhau,
tôi cảm nhận nhịp điệu đổi mới của
thành phố cũng là của đất nước thật
ngoạn mục. Nhìn xa rồi lại nhìn gần,
bỗng thấy như ngay bên cạnh mình,
tháp phát sóng của Đài THVN tỏa sáng
bởi những ngọn đèn giăng mắc từ chân
đến đỉnh tháp như một chùm sao nhấp
nháy. Bên cạnh tháp là tòa nhà trung
tâm đang xây dựng với hai chiếc cần
cẩu vươn cánh tay dài trên khối giàn
giáo đang xây lắp các tầng cuối. Tòa
nhà này đã hoàn thành phần đế 5 tầng
và đưa vào sử dụng từ năm 2011.
Không lâu nữa, khi toàn bộ 28 tầng
hoàn thiện cùng các công trình phụ trợ
liền kề, nơi đây sẽ là trung tâm mới của
THVN, đủ đáp ứng nhu cầu làm việc
của hàng ngàn cán bộ, phóng viên,
biên tập viên... với hệ thống thiết bị kĩ
thuật và công nghệ truyền hình hiện đại.
Nhớ lại 45 năm trước, chương trình
truyền hình đầu tiên phát sóng ngày
7/9/1970 được tổ chức trong phòng
thu nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam ở
58 phố Quán Sứ, Hà Nội. Khi ấy, cán
bộ Đài cùng các quan khách ngồi ngóng
xem chiếc máy thu hình duy nhất
đặt trên chiếc bàn cao, còn các
KTV, PTV, BTV... trực tiếp thực hiện buổi
phát sóng thì được bố trí ngay bên cạnh
cùng một chiếc mô-ni-tơ (máy thu kiểm
tra) duy nhất. Lúc đó, cả người thực hiện
chương trình lẫn người xem chỉ có một
mong ước cháy bỏng là thấy hình và
tiếng xuất hiện. Và nó đã xuất hiện suôn
sẻ suốt hai giờ đồng hồ trên màn hình
đen trắng.
Thời điểm ấy, bộ phận làm truyền
hình còn trực thuộc Đài Tiếng nói Việt
Nam, tài sản chỉ có hai chiếc camera
tự chế được bà Nguyễn Thị Định gọi là
“Ngựa trời”, cùng chiếc máy phát sóng
truyền hình cải tiến từ máy phát sóng phát
thanh. Phải một năm sau, năm 1971,
Chính phủ mới có quyết định thành lập
Ban Vô tuyến truyền hình trực thuộc Đài
Tiếng nói Việt Nam và cấp cho 40.000
Rúp để mua một số thiết bị tối thiểu. Năm
1976, Ban Vô tuyến truyền hình được
Chính phủ quyết định chuyển thành Đài
Truyền hình Trung ương, tháng 6 năm
ấy mới lục tục rời cái nôi 58 Quán Sứ
về Trung tâm Giảng Võ. Cơ ngơi đầu
tiên này nằm trên mảnh đất trũng, vừa
cấp tập dựng lên một ngôi nhà 4 tầng,
thoạt nhìn như nhà ở tập thể, cùng với
tháp phát sóng bằng thép mảnh mai
cao 60m. Hai năm sau có thêm ngôi nhà
hình vuông hai tầng, có nguồn gốc là bộ
khung kho chứa cỏ nuôi bò được nước
bạn Tiệp Khắc cho không. Đó chính là
trung tâm kĩ thuật, nơi sản xuất hầu hết
các các chương trình truyền hình gần 40
năm qua.
Tháng 6 vừa qua, tôi đến Đài, ngỡ
ngàng thấy ngôi nhà hình vuông ấy đã
bị phá dỡ hoàn toàn, nghe nói, trên nền
đất của nó sẽ được thay thế bằng một
vườn hoa. Ngôi nhà đặt máy phát sóng
cùng tháp anten cũng đã tháo gỡ từ
lâu. Di sản một thời chỉ còn ngôi nhà 4
tầng án ngữ ngay sát cổng 43 Nguyễn
Chí Thanh cũng đã nằm trong kế hoạch
“tháo dỡ”. Tôi đứng nhìn đống gạch
Mục điểm tin chiến sự trong
buổi phát sóng đầu tiên
Bác Hồ tặng hoa cho các nhà báo và hỏi phóng viên xưởng phim Vô tuyến truyền hình
Phan Thế Hùng: “Bao giờ các chú cho dân ta được xem truyền hình?”, năm 1968
truyền hình
việt nam
thời cơ phát triển
45
năm
VTV