Background Image
Previous Page  7 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 7 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

7

gỗ, sắt thép ngổn ngang và khoảng đất

trống chưa kịp làm sạch, bâng khuâng

nhớ những tháng ngày gian khó, đụng

đến cái gì cũng thiếu song vẫn miệt mài

cùng đồng nghiệp làm ra những chương

trình truyền hình nếu so với bây giờ thì

còn khá nghèo nàn, đơn giản nhưng đã

được làm với biết bao nhiêu tâm huyết.

Nhớ đấy, ngậm ngùi đấy, nhưng nhìn

vào Trung tâm Kĩ thuật mới đang hoạt

động và tòa nhà đang xây lại thấy vui

khấp khởi cho đồng nghiệp đang làm

việc ở nơi đây, vui với hàng ngàn người

từng gắn bó với đài “một thời đạn bom,

một thời hòa bình” nay đã trở về với gia

đình. Và đương nhiên, vui thay cho cả

hàng triệu người xem truyền hình và cho

đất nước mình. Chúng ta đang có một

đài Quốc gia đổi mới và hội nhập quốc

tế mạnh mẽ. Cái sự thay chiếc áo cũ

bằng chiếc áo mới là tất yếu. Bây giờ là

thời của truyền hình hiện đại, truyền hình

của thế kỉ 21.

*

* *

Tháng 6/1997, Tổng bí thư Đỗ

Mười nói tại Đài Truyền hình Việt Nam:

“Truyền hình là phương tiện thông tin đại

chúng , có tác dụng nhanh và sâu rộng

nhất, lại đang đứng trước cơ hội phát

triển, không được bỏ lỡ thời cơ”.

Nhìn lại 45 năm phát triển của Đài

THVN, có thể thấy, những người làm

truyền hình đã ít nhất ba lần nắm bắt

được thời cơ như thế để kịp thời vận

dụng vào thực tế, xử lí tình huống nhanh

nhạy, đưa sự nghiệp truyền hình vươn

lên một bước mới.

Năm 1965, Mỹ đưa quân ồ ạt vào

miền Nam kèm theo hệ thống phát sóng

truyền hình để phục vụ đội quân ấy. Qua

năm sau, 1966, toàn miền Nam đã phủ

sóng truyền hình phục vụ cả quân đội

lẫn người dân bình thường. Lãnh đạo

Đài Tiếng nói Việt Nam nhận thức ngay

được một đòi hỏi cấp bách: Phải phát

sóng truyền hình, vừa đáp ứng nhu cầu

của nhân dân miền Bắc vừa đào tạo cán

bộ sẵn sàng tiếp quản hệ thống truyền

hình khi miền Nam giải phóng. Nhu cầu

vì miền Nam được xác định quan trọng

hơn. Hiệu quả của buổi phát sóng truyền

hình đầu tiên rồi sau đó phát tiếp nhiều

ngày nữa được phát huy ngay: được

Chính phủ cho phép thành lập Ban Vô

tuyến truyền hình, tức là danh chính

ngôn thuận, được cấp tiền và đất. Đó

chính là thời cơ và thời cơ này do những

người làm truyền hình tạo ra. Lần đầu

tiên, người dân miền Bắc biết đến truyền

hình và đặc biệt, nó đáp ứng được mục

tiêu đặt ra ngay từ đầu là tiếp quản trọn

vẹn Đài Truyền hình Sài Gòn ngay trong

ngày 30/4/1975, để rồi thực hiện buổi

phát hình đầu tiên của truyền hình cách

mạng tối 1/5. Các đài: Huế, Nha Trang,

Quy Nhơn, Cần Thơ cũng lần lượt được

tiếp quản và khôi phục phát sóng sau

đó không lâu. Sóng truyền hình không bị

gián đoạn sau ngày giải phóng.

Những năm sau thống nhất đất nước,

do hậu quả chiến tranh lại bị cấm vận,

kinh tế khó khăn, THVN vừa từng bước

tăng thời lượng phát sóng, đưa cán bộ

đi học ở nước ngoài, vừa xây dựng cơ

sở vật chất kĩ thuật. Ngày 30/4/1987,

Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển

Đài Truyền hình Trung ương trực thuộc

Chính phủ và mang tên Đài Truyền hình

Việt Nam với vị thế một đài quốc gia. Tuy

nhiên, những năm sau đó, Đài chưa có

chuyển biến gì mang tính đột phá.

Từ 1995, THVN mới thực sự đón

nhận những điều kiện thuận lợi do thời cơ

mới mở ra. Đó là thời điểm Việt Nam gia

nhập ASEAN ( 28/7/1995), Tổng thống

Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa

quan hệ với Việt Nam (11/7/1995).

Chính vào tháng 7 năm ấy, Thủ tướng

Võ Văn Kiệt đến Đài THVN duyệt Quy

hoạch phát triển THVN đến năm 2000

và những năm tiếp theo, Thủ tướng nói:

“Trong bối cảnh này, chúng ta phải đón

trước được sự phát triển của đất nước

để từ đó hoạch định từng bước phát

triển của truyền hình”. Ngay trong buổi

duyệt ấy, Thủ tướng chỉ đạo, Đài phải

tăng cường các chương trình quảng cáo

và tất cả nguồn thu từ quảng cáo được

giữ lại để đầu tư trở lại cho truyền hình.

Đến năm 1997, Tổng Bí thư Đỗ Mười

nhấn mạnh hơn thời cơ phát triển của

truyền hình và để tận dụng thời cơ ấy

thì phải tạo ra cơ chế cho truyền hình tự

chủ hoàn toàn: “Thời cơ đến rồi thì làm

thế nào cho anh em có cơ chế để có thể

phát triển nhanh hơn nữa. Tôi nghe nói

chuẩn bị làm tháp truyền hình và trung

tâm mới nhưng phải tự lo. Nhà nước cho

phép anh vay thì anh phải trả...”. Đó

Nguyễn kim trạch

(Xem tiếp trang 8)

Đài Truyền hình Việt Nam thời kỳ đầu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành TTSXCT,

tòa nhà Trung tâm THVN bước 1, giai đoạn 1 năm 2011