Truyền hình
-
85
gia, tới đó các em có thể được vui chơi,
biết cách sinh hoạt tập thể và đặc biệt là
trau dồi được khả năng Anh ngữ của
mình. Nhiều năm qua, Thành Đoàn TP
HCM và Câu lạc bộ Quốc tế Thanh niên
IYC đã tổ chức thành công trại hè tiếng
Anh Sky
.
Các em còn được giao lưu với
người nước ngoài và giới thiệu văn hóa
Việt Nam cho bạn bè quốc tế.
Chọn sao cho đúng?
Để lựa chọn khóa học phù hợp, trước
hết bố mẹ cần hiểu rõ bản tính con mình,
xem trẻ có điểm mạnh, điểm yếu gì, từ
đó xác định mục tiêu bồi dưỡng cho con.
Chẳng hạn, nếu trẻ nhút nhát, ngại giao
tiếp, có thể cho bé tham gia các nhóm
dã ngoại để tăng cơ hội kết bạn, học kĩ
năng giao tiếp ở hình thức học mà chơi...
Tùy từng độ tuổi để chọn lĩnh vực phù
hợp nhưng luôn phải đảm bảo tiêu chí
an toàn và để trẻ hiểu rõ ý nghĩa của
việc học kĩ năng ấy. Đặc biệt, phụ huynh
không nên “chạy đua” đăng kí cho con
học hết lớp năng khiếu này đến lớp
năng khiếu khác. Kì nghỉ hè suy cho
cùng vẫn là dịp để trẻ vui chơi chứ không
phải học kì thứ 3 khiến các bé bị áp lực
về việc học, dù đó là học năng khiếu.
“Nếu muốn các con học thêm các
môn năng khiếu trong hè thực sự có ích,
bố mẹ nên tìm hiểu những bộ môn cho
phù hợp nhất với khả năng, sở thích
của các con. Còn nếu chỉ để có chỗ gửi
con thì cũng phải quan tâm đến mong
muốn, nguyện vọng của con để xếp
lịch vừa phải, không quá sức của trẻ, vì
công việc chính của con là học trên lớp
và nghỉ ngơi chứ ko phải là ở lớp năng
khiếu” chị Kiều Vân (Q1 TPHCM) chia sẻ
kinh nghiệm.
Phụ huynh nên trao đổi với con chọn
cách nghỉ hè thế nào, chọn học môn
năng khiếu gì và ưu tiên những gì trẻ
thích để thời gian của trẻ không bị dư
thừa và trẻ sẽ có tâm lí thoải mái. Bố mẹ
cũng không nên kì vọng con phát triển
toàn diện bằng cách cho con học nhiều
môn năng khiếu. Năng khiếu phải xuất
phát từ khả năng của trẻ, cho trẻ học
nhiều dù là các môn trẻ thích thì trẻ vẫn
sẽ bị rối. Từ đó, kiến thức bị dư thừa dẫn
đến những tác động tâm lí ngược lại
như: mất ngủ, sợ đi học, rối loạn lo âu,
trầm cảm… vì không đáp ứng được
mong muốn của ba mẹ.
Theo thạc sĩ tâm lí Nguyễn Khắc
Hiếu: “Các lớp kĩ năng sống hay ngoại
khóa đều mang đến một hiệu quả nhất
định cho các cháu sau khi tham gia. Tuy
nhiên, những lớp học này diễn ra trong
thời gian ngắn, nó mới chỉ là gieo hạt
giống, còn hạt giống đó có trở thành thói
quen hay không phải do quá trình chăm
sóc lâu dài của gia đình. Phụ huynh cần
phải hiểu, đây không phải là khóa học
toàn diện, giáo dục đủ mọi thứ cho các
cháu mà chỉ giáo dục một số kĩ năng, bổ
sung thêm một số kiến thức trong khoảng
thời gian nhất định. Vì thế, phụ huynh
cần biết con mình đã được gieo những
hành vi, thói quen gì để về nhà tiếp tục
bồi dưỡng, nhiệm vụ giáo dục chính vẫn
phải nằm trong tay phụ huynh. Cha mẹ
phải định hướng tốt ngay từ đầu, muốn
cho học kỉ luật, học tự lập, chăm sóc bản
thân hay học tư duy sáng tạo thì chọn
những lớp có nội dung giáo dục theo
đúng mục đích trên thì sẽ mang lại hiệu
quả tốt nhất”.
Bảo Anh