Table of Contents Table of Contents
Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

Về chính thống thì Đài THVN có thiết lập quan hệ với

các cơ quan truyền thông lớn của Nhật Bản như: Đài TBS,

Đài Truyền hình NHK… Không những hai bên có cơ chế

phối hợp rất chặt chẽ trong việc làm phim, phóng sự, đưa

tin sự kiện mà còn trao đổi, chia sẻ về cả tin tức, hình ảnh.

Ekip thường trú VTV tại Nhật Bản có mối quan hệ chặt

chẽ nhất với bộ phận tin tức, thời sự của Đài Truyền hình

NHK vì đặc thù thường ưu tiên các vấn đề thời sự. Nhiều

sự kiện quan trọng, ekip không có điều kiện tác nghiệp,

phải nhờ bộ phận thời sự của NHK chia sẻ tin tức và hình

ảnh. VTV tại Nhật Bản cũng là thành viên của Trung tâm

báo chí quốc tế Nhật Bản (FPCJ), do vậy thường xuyên

được cung cấp đề tài, sự kiện, bình luận của các chuyên gia

tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách báo chí Bộ

Ngoại giao Nhật Bản cũng là nơi mà chúng tôi hợp tác chặt

chẽ trong việc đưa tin, tuyên truyền các sự kiện liên quan

đến hợp tác Nhật - Việt và sự kiện đối ngoại lớn của

Nhật Bản.

Nhật Bản và Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ

giao lưu văn hóa, đây cũng là mảng đề tài được

chú trọng?

Không chỉ riêng giao lưu văn hóa mà quan hệ

Nhật - Việt phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,

chính trị đến văn hóa, xã hội đều là mảng đề tài chú trọng.

Tuy nhiên, vì ekip chỉ có 3 người, trong khi đó các hoạt

động rất phong phú, trải đều trên các vùng miền của Nhật

Bản, do vậy chúng tôi thường lựa chọn chương trình có

quy mô lớn, được dư luận Nhật - Việt quan tâm. Mới

đây, chúng tôi cũng phát hiện ra mảng đề tài, đó là những

người Nhật âm thầm phát triển văn hóa Việt tại Nhật Bản.

Ví dụ như võ sư Fugofugo, người đã lập ra các cơ sở

Vovinam (Việt Võ Đạo) tại Nhật Bản, hay nghệ sĩ Oguri

Kumiko với cây đàn T’Rưng của Việt Nam đi biểu diễn

khắp xứ sở hoa Anh Đào.

Những đề tài tâm đắc nhất của bạn đã thực hiện tại

Nhật Bản là gì?

Tôi ấn tượng nhất với mảng đề tài khởi nghiệp của

thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản. Nhiều người cứ nghĩ

sang Nhật là đi học hay đi làm thuê với mức thu nhập cao

nhưng chẳng mấy ai dám nghĩ sẽ khởi nghiệp, vươn lên

trở thành ông chủ ở Nhật. Ấy thế mà vẫn có những bạn trẻ

sang Nhật học và dám khởi nghiệp tại Nhật, dù chưa thể

nói họ đã thành công, nhưng họ đã tiên phong cho một xu

hướng mới. Gần đây nhất tôi có làm phóng sự về hai anh

em ở Quảng Nam, một người sinh năm 1991, một người

sinh năm 1986 đã khởi nghiệp tại Nhật Bản từ tiệm bánh

Xin chào

, rất mừng khi dư luận trong nước lại quan tâm

nhiều và đón nhận xu hướng này.

Còn mảng đề tài nữa cũng rất được khán giả Việt Nam

đón nhận, đó là vấn đề dân sinh ở tại Nhật Bản. Ekip cũng

muốn phản ánh đến khán giả muôn mặt đời sống dân sinh ở

Nhật như cách giáo dục trẻ em, người già vẫn kiên trì làm

việc, tính tự giác của người dân… Tất cả những cái đó đã

tạo nên sự phát triển thần kì, nét riêng của Nhật Bản.

Ngọc Mai

(Thực hiện)