Table of Contents Table of Contents
Previous Page  62 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 62 / 92 Next Page
Page Background

Quang Hưng có thể giới thiệu

đôi chút về mình?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành

tiếng Nhật, khoa Ngôn ngữ và văn hóa

phương Đông, Đại học Ngoại ngữ,

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã

đi làm tại một số công ty của Nhật Bản,

sau đó đầu quân cho Phòng Thời sự

Đối ngoại, Ban Truyền hình Đối ngoại

(VTV4). Đây là quãng thời gian vô cùng

quan trọng hình thành cho tôi nghiệp vụ

làm báo hình. Sau gần hai năm tham gia

sản xuất nhiều đề tài tôi được cử làm

phóng viên Thường trú Đài THVN tại

Nhật Bản.

Sau gần 1 năm thường trú tại

Nhật, điều gì khiến bạn tâm đắc nhất

với việc thu thập tin tức khắp đất nước

mặt trời mọc?

Điều tâm đắc nhất là tôi được đi “du

lịch miễn phí” khắp đất nước Nhật Bản.

Thực ra đây là câu nói anh em tự động

viên nhau, nhất là khi phải đi nhiều, sự

kiện liên tiếp diễn ra, khi đó chúng tôi

gọi là “du lịch chạy”, đặc thù của truyền

hình khi tác nghiệp có rất nhiều thiết bị

đi kèm nên dù chạy thì cũng không được

quên những thứ quan trọng này. Đi lại

nhiều cũng mang lại cho mình những

trải nghiệm thú vị về mọi góc cạnh cuộc

sống của Nhật Bản.

Với đặc thù luôn phải “săn tin”

tại một đất nước khác biệt về văn hóa,

ngôn ngữ, đâu là những khó khăn mà

bạn gặp phải?

Tôi nghĩ, khó khăn đầu tiên đối với

tác nghiệp đến từ việc người Nhật sống

khép kín và cẩn thận. Việc xin ghi hình

ở những không gian riêng là rất khó

khăn, xin phỏng vấn cũng là một thách

thức, người Nhật ngại xuất hiện trên

các phương tiện thông tin đại chúng,

ngay cả phỏng vấn người đi đường

cũng rất khó. Có lẽ chỉ ở Nhật Bản mới

có kiểu vừa đeo khẩu trang vừa trả lời

phỏng vấn hoặc phỏng vấn thì quay sau

lưng, quay xuống bụng. Đối với những

nhân vật quan trọng hơn như chuyên

gia, chính trị gia, doanh nghiệp…, nếu

không biết cụ thể về nội dung, mục

đích, giờ phát sóng… thì họ không trả

lời, do vậy chúng tôi phải liên hệ trước

và phải có đề cương, câu hỏi, thời gian

thì mới được phép phỏng vấn, sau khi

phát sóng phải in đĩa phóng sự gửi lại

cho họ, chính sự chậm chễ về thời gian

đã làm mất đi tính nóng hổi của vấn đề.

Tại nơi công cộng có rất nhiều khu vực

không được quay phim chụp ảnh và nếu

đứng trên khu vực đất tư quay phim thì

phải xin phép. Ngôn ngữ cũng là một

khó khăn khi phỏng vấn người dân nói

tiếng địa phương.

Bạn có thể chia sẻ rõ hơn về

chiến dịch truyền thông nhân dịp

Đức Vua và Hoàng hậu Nhật Bản

sang thăm Việt Nam vừa qua của ekip

thường trú VTV tại Nhật?

Có lẽ phải sống ở Nhật Bản thì mới

cảm nhận được việc người dân quan

tâm, quý trọng Nhà vua và Hoàng hậu

như thế nào. Ngay cả ông thợ cắt tóc hay

người bán thịt gần nhà tôi cũng biết về

chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và

Hoàng hậu. Do vậy, nhiệm vụ của ekip

thường trú VTV tại Nhật là phải cố gắng

phản ánh được hết sự quan tâm này.

Sự kiện này đã được báo chí Nhật

Bản thông tin từ trước đó vài tháng.

Phóng viên chúng tôi tiến hành song

song hai việc, thứ nhất là chuẩn bị các

hình tư liệu; thứ hai là tranh thủ phỏng

vấn nhiều người dân Nhật ở mọi tầng

lớp. Gần đến chuyến thăm, chúng tôi

liên hệ với bộ phận phụ trách báo chí

của Bộ Ngoại giao Nhật Bản bố trí

phỏng vấn các nhân vật trong Hoàng

gia. Tuy nhiên, phía bộ phận phụ trách

Hoàng gia chỉ đồng ý cho báo chí Việt

Nam phỏng vấn trợ lí phụ trách báo chí

của Nhật Hoàng.

Một trong những mối quan hệ chiến

lược của VTV chính là các đài truyền

hình, hãng thông tấn, tổ chức của Nhật

Bản. Vậy, ekip thường trú hợp tác với giới

truyền thông Nhật Bản như thế nào?

Phóng viên Quang Hưng

“Du lịch chạy”

ở Nhật Bản

Tin tức quốc tế được phóng viên Việt

Nambám sáthiệntrường, bình luậntại

chỗ với các hình ảnh trực tiếp sống

động, chân thực luôn thu hút sự quan

tâm và được dư luận đánh giá cao.

Cùngtròchuyệnvới phóngviênQuang

Hưng, thường trú VTV tại Nhật Bản để

hiểu hơn về hậu trường tác nghiệp tại

đất nước mặt trời mọc.

VTV

Phía sau

Màn hình

62