Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

cao múa tại Hong Kong rồi trở về Việt

Nam. Chính vì vậy có thể nói múa là

đam mê lớn nhất cuộc đời tôi.

Dành tất cả tâm sức và trí lực

cho múa, có bao giờ bạn nghĩ, đến với

ballet mình sẽ được và mất gì?

Là nghệ sĩ, chấp nhận để được sống

với đam mê thì không nên suy nghĩ về

cái được, mất, quan trọng là mình thấy

hạnh phúc. Với diễn viên múa ballet

thì đó là điều tuyệt vời nhất. Gắn bó

với múa gần ba mươi năm tôi nhận ra

rằng, nghệ thuật múa nói chung và nghệ

thuật ballet nói riêng đã mang lại cho

nghệ sĩ rất nhiều cảm xúc, giúp họ có

thể cân bằng tinh thần một cách tốt nhất

trong mọi vấn đề của cuộc sống. Dù ở

Việt Nam, nghệ thuật ballet vẫn đang

có nhiều hạn chế như không gian biểu

diễn chưa thực sự đáp ứng một cách trọn

vẹn để nghệ sĩ có thể thăng hoa trên sân

khấu. Ở thời điểm hiện tại, ballet cũng

chưa được giới truyền thông và khán

giả quan tâm, tiếp nhận rộng rãi.

Nghệ sĩ ballet vẫn chưa được xã

hội hiểu hết về những vất vả, cống

hiến của mình để họ có thể được

sống với nghệ thuật một cách trọn

vẹn nhất. Nhưng tôi vẫn luôn có

niềm tin, với sự phát hiện và tiếp

nhận đa dạng của cuộc sống hiện

nay, ballet sẽ sớm được trở về với

giá trị vốn có của nó.

Theo bạn, ngoài tình yêu

và đam mê một nghệ sĩ ballet còn

phải có những tố chất gì?

Theo tôi, ngoài tình yêu và đam mê

thì nghệ sĩ ballet phải có năng khiếu

múa, cảm nhận và lắng nghe được cơ

thể mình. Cái cần nữa là sự chăm chỉ

rèn luyện và quan trọng nhất là tinh thần

phải luôn lạc quan thì mới có thể thăng

hoa trên sân khấu. Ngoài ra, sức khỏe,

chế độ ăn uống khoa học cũng là điều

các nghệ sĩ múa phải tuân thủ chặt chẽ.

Đến với ballet, tôi phải “nhịn” khi ngồi

trước những mâm cỗ linh đình. Thèm

thật đấy nhưng không dám ăn thả phanh

vì chỉ sợ tăng cân, sợ dư thừa mỡ khiến

cơ thể mình chậm chạp. 

Được biết

,

bạn đã hoàn thành

khóa đào tạo của Học viện Nghệ thuật

Hong Kong và thời điểm đó được giữ

lại làm diễn viên. Thực tế đó là cơ hội

về nghề cũng như thu

nhập nhưng bạn đã từ

chối để về Việt Nam?

Sau ba năm học tại

Hong Kong tôi được

giữ lại để trở thành

diễn viên múa và đó

quả thực là cơ hội

không phải lúc nào

cũng có. Nhưng lúc

đó tôi nghĩ đến bố mẹ,

nghĩ đến những người

đã dành tình cảm và

tạo điều kiện cho tôi

ra nước ngoài học tập.

Tôi trở về và thoải

mái với quyết định ấy.

Nghệ thuật nơi nào

cũng có đất diễn nếu

mình thực sự có đam

mê. Không gì hạnh

phúc hơn được hoạt

động nghệ thuật trên

quê hương, phục vụ khán giả của đất

nước mình.

Được biết, một số nghệ sĩ ballet

đã dấn thân sang lĩnh vực nghệ thuật

khác và cũng gặt hái được thành công

như: Lê Vũ Long, Cao Chí Thành…

Hình như bạn cũng đã

bén duyên

với điện ảnh?

Tôi nghĩ rằng, nghệ sĩ thường có rất

nhiều khả năng và không chỉ đóng đinh

trong một lĩnh vực. Thời gian qua tôi

đã có dịp thử sức trong bộ phim truyền

hình dài tập

Ngôi nhà có nhiều cửa

sổ

và một vai diễn trong bộ phim điện ảnh

trong

Khát vọng Thăng Long

. Tôi rất

thú vị với vai trò này, đó như một sự

trải nghiệm giúp tôi có thêm cảm xúc

khi hoá thân nhân vật, đây là một điều

rất quan trọng trong nghệ thuật múa

ballet. Diễn xuất điện ảnh giúp tôi có

thêm kinh nghiệm để hoá thân vào nhân

vật trong vở diễn múa một cách trọn

vẹn nhất, ngược lại, ballet cũng giúp tôi

có nhiều thuận lợi khi thể hiện một tác

phẩm điện ảnh hay phim truyền hình.

Những lĩnh vực này vốn cùng có nhiều

điểm tương đồng.

Một khía cạnh không thể không

nói tới đó là công việc của một thầy

giáo trong lĩnh vực ballet?

Hiện tại tôi là giảng viên Trường Đại

học Sân khấu - Điện ảnh và Câu lạc bộ

múa ballet tôi thành lập được 2 năm.

Đây là công việc mà tôi rất yêu thích bởi

mình truyền được đam mê, nhiệt huyết

đến với thế hệ đi sau. Có giảng dạy mới

thấy rất nhiều em có tài năng và thực sự

yêu ballet. Tôi tin, trong tương lai môn

nghệ thuật này sẽ xuất hiện nhiều gương

mặt tài năng.

Cảm ơn bạn!

Văn Hương

(Thực hiện)

Ảnh:

Nhân vật cung cấp