25
bài thơ của tôi đăng trên trang cá nhân
Facebook Nguyễn Thị Hạnh Loan đã
được nhiều người yêu thích. Sau khi tập
thơ này ra đời, nhiều người đã nhắc lại
những bài thơ tôi viết thuở học trò và tỏ ý
muốn tôi in lại.
Điều đặc biệt,
Khoảng trời sau cửa sổ
miêu tả hành trình lớn lên và già đi của
một cô bé trong quãng thời gian 30 năm,
với thức nhận và tâm hồn thay đổi theo
thời gian.
Để chọn ra tác phẩmưng ý nhất trong
mỗi tập thơ,
cá nhân chị thích bài nào?
Trong cuốn
Hãy nói yêu khi hoa hồng
nở
, có nhiều bài tôi hài lòng nhưng bài
Hoa hồng Ecuador
là một trong những
bài thơ tôi yêu thích. Tôi biết nó rất đẹp,
mọc trên miệng núi lửa cao hơn 2.000m,
đón ánh nắng trời và nhiệt lượng cao nhất
nên có những bông hoa to và đẹp nhất.
Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh đó,
không chỉ được viết đúng phong cách của
tôi, đam mê, nồng nàn, cháy bỏng, hình
tượng thơ mãnh liệt mà còn chứa đựng
quan niệm của tôi về tình yêu. Tình yêu
mạnh hơn cái chết. Còn tập thơ
Khoảng
trời sau cửa sổ
, mỗi bài thơ là một cảm
xúc nên khó có thể nói bài nào thích nhất
(
cười
). Chỉ biết rằng, tôi mỉm cười khi
đọc lại những bài thơ tôi viết cho các em
và cũng là viết cho chính mình.
Luôn hướng đến sự hài hòa
Được biết,
chị còn là một ca sĩ,
từng đoạt Huy chương Vàng cuộc thi
Tiếng hát các nhà báo toàn quốc năm
2000, giải Nhì cuộc thi
Sao Mai
khu vực
miền Trung - Tây Nguyên 2001. Ca hát
với thơ, tình yêu nào trong
chị lớn hơn?
-
Tôi yêu cả hai. Tôi hơi tham phải
không, nhưng sự thật là thế. Thơ và nhạc
gần nhau. Khi làm thơ, tôi cố gắng để thơ
mình có thể hát lên được. Tôi cho rằng,
trong thơ phải luôn có nhạc. Một bài thơ
hay phải dễ thuộc và có nhạc trong đó.
Khi hát, tôi cũng hát bỏng cháy hết mình.
Khi làm thơ, cảm xúc của tôi cũng giống
như khi tôi hát. Khi cạn thơ, có lẽ là tôi
lại chuyển sang ca hát để giải tỏa cảm
xúc của mình.
Làm báo đòi hỏi thực tế, làm thơ
đòi hỏi sự bay bổng. Có sự mâu thuẫn
nào trong chị?
-
Trước đây, tôi chọn Đại học Luật
để dung hòa con người văn chương. Và
tôi nghĩ rằng, mình không nhầm. Giờ
làm báo cũng là làm văn chương để dung
hòa con người mình. Với tôi, công việc
là công việc, văn chương là văn chương.
Tôi thích câu nói của Mác: “Không có gì
thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”.
Tôi cũng như mọi người, có yêu, ghét,
đau khổ, buồn vui, hụt hẫng, hi vọng.
Thật ra, làm thơ và làm báo không hề
mâu thuẫn. Tôi luôn muốn hướng đến sự
hài hòa. Nhà báo cần có trái tim nóng, cái
đầu lạnh. Còn nếu viết văn, làm thơ mà
không có cảm xúc thì chỉ là thợ ghép chữ.
Làm báo cũng như làm thơ. Cái đầu mà
không tỉnh táo thì làm được gì? (
cười
).
Bận rộn với công việc và gia đình,
thời gian nào chị dành riêng cho sở
thích cá nhân?
-
Tôi có hai con trai rất đáng yêu.
Chồng tôi là bác sĩ nên công việc của
anh ấy cũng rất bận. Nói chung là thời
gian không có nhiều. Tôi hay làm thơ vào
đêm khuya trước khi đi ngủ, khi mọi lo
toan, bề bộn thường nhật tạm gác lại...
Tôi quan niệm, tất cả không thể tuyệt đối,
tương đối là được rồi. Cố gắng hài hòa,
đó là điều khó nhất để cuộc sống, gia
đình và công việc đều tốt đẹp.
Dự định của chị sau khi ra mắt
tập thơ?
Tôi có ý định sẽ viết nhiều vào thời
gian tới, vì đây là giai đoạn tôi có nhiều
đam mê, phong độ nhất. Hai tập thơ ra mắt
được độc giả đón nhận, nhiều người đặt
mua sách qua Faceboook cá nhân chính
là động lực to lớn của tôi trong công việc
và sáng tác. Xuất bản trực tuyến là hình
thức tiếp cận độc giả mà “doanh thu” lớn
nhất chính là sự tương tác của độc giả với
người viết, là tình cảm của độc giả, qua đó
nuôi dưỡng sự sáng tạo.
Xin cảm ơn chị!
Lê Hoa
(Thực hiện)
Ảnh:
Nhân vật cung cấp