33
khiến cho tôi khá mệt mỏi bởi hai địa
điểm cách nhau đến hơn 300km và sự
thay đổi về thời tiết, nhiệt độ đột ngột.
Bạn cứ thử tưởng tượng, trời rét căm
căm, diễn viên chỉ được mặc hai cái
áo mỏng và vẫn phải diễn như tiết trời
mới chỉ vào thu. Nội việc thay trang
phục để ghi hình tôi cũng đã cảm thấy
nổi gai ốc rồi.
Xưa nay, các vai phản diện của
Doãn Quốc Đam luôn được chú trọng
trong khâu tạo hình, khán giả dễ nhận
diện qua cách ăn mặc, trang điểm,
mái tóc, bộ râu… Đó có phải cũng là ý
tưởng của Đam?
Đúng vậy. Để có được những tạo
hình đó tôi phải quan sát, suy nghĩ rất
mất thời gian. Có nhân vật rất dễ tạo
hình nhưng có nhân vật tôi loay hoay
mãi mà vẫn chưa ưng. Nhiều người nói
tôi cầu kì vừa thôi, nặng về trang
phục vừa thôi,
tập trung nghĩ về
vai diễn mới là
phần quyết định.
Quan điểm của
tôi, tạo hình trang
phục chiếm khoảng
40% việc thể hiện
tính cách con người
và tâm thế của nhân
vật. Thường tôi đưa
ra ý kiến của mình về
tạo hình cho nhân vật với đạo
diễn và cũng đáng mừng là hầu như đều
nhận được đồng tình.
Phía sau vai diễn phản diện, các
nghệ sĩ trải qua những tình huống dở
khóc dở cười, với Doãn Quốc Đam đó
là gì?
Nói dở khóc dở cười thì cũng có
nhiều lắm. Có lần tôi đi diễn đêm về
đang ngồi ăn cháo, có một tay anh chị
dữ tợn lắm, lầm lì sang bàn hỏi tôi có
phải tên Tùng không. Tôi nghĩ, phen
này mình xong rồi, chắc đi giải quyết
mâu thuẫn nhưng bị nhầm người. Lúc
đó trả lời không phải cũng dở, mà trả lời
đúng tên Tùng chắc ốm đòn. Ậm ậm ờ
ờ thế nào mà anh ta nói giọng rất phấn
khởi: “Đúng là đóng anh Tùng trong
Bản di chúc bí ẩn
rồi, cho tôi bắt tay
cái”. Ông ấy vỗ vai cứ uỳnh uỵch, được
khán giả yêu kiểu này đau tim quá.
Hình như những nhân vật
gai góc mang diễn biến tâm lí phức
tạp mới là kiểu vai diễn tạo cho anh
hứng thú?
Đúng là tôi bị mê hoặc dạng vai này
vì phức tạp hơn nhiều, đa chiều về tâm
lí. Làm những dạng vai này diễn viên
được thoải mái phóng tác và sáng tạo
hơn. Nhưng khó khì cũng khó vô cùng.
Dù được mời vai chính diện tôi vẫn làm
cho những nhân vật đó có tính cách rất
con người, đó là phải có phần con và
phần người. Làm người tốt nhưng khi bị
bắt nạt, bị dồn nén vào đường cùng thì
phần con sẽ nổi lên. Ngược lại nhân vật
phản diện cũng vậy, cũng có lúc chạm
tới phần nhân ái trong họ. Đó chính là
mảng tối và mảng sáng của mỗi nhân
vật, còn khai thác được hay không là
do tư duy của người diễn viên, của đạo
diễn. Họ có muốn phá cách hay vẫn chỉ
bó buộc như một lối mòn? Tôi không
so sánh nhưng rõ ràng, phim Mỹ họ làm
được vậy, họ làm phim rất thật với tâm
lí của khán giả.
Với những thành công có được
trong hình tượng nhân vật phản diện,
liệu Quốc Đam có ưu tiên chọn vai
phản diện mãi không?
Với tôi, không có vai nào là khó hơn,
hay hơn mà chỉ có thể nói là người nghệ
sĩ đã làm đầy đủ và thật nhất để thuyết
phục người xem hay chưa. Hãy cho
khán giả xem cái mà họ muốn xem
chứ đừng bắt họ phải xem cá nhân bảo
thủ của bạn. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ
làm một dạng vai mãi mãi. Phải luôn
thay đổi và hoàn thiện kĩ năng và hoàn
thiện mình hơn nữa!
Nếu ước mơ một vai diễn, với
Đam sẽ là dạng vai như thế nào?
Tôi từng nói với rất nhiều đạo diễn
hãy thử cho tôi một lần đóng vai
công an. Nói vui
vậy thôi vì tôi hay
đóng tội phạm
nên muốn thử vai
công an. Tôi mong
ước luôn được làm
nhiều dạng vai cá
tính, dù là phản diện
hay chính diện đều là
những vai gai góc chứ
không bị ép bởi một tư
duy an toàn, lối mòn.
Tuy vậy, thiệt thòi của diễn viên
vào vai phản diện là phải chịu nhiều
áp lực, có lúc chịu đủ thứ ánh mắt khó
chịu khi ra đường. Bạn đã phải trải
qua cảm giác này chưa?
Thật ra không thiệt thòi đâu. Người
ta ghét là mình thành công rồi. Thế sao
gọi là thiệt thòi. Tuy nhiên, ngoài đời và
trên phim là hai thế giới khác nhau của
tôi. Ngoài đời tôi ăn mặc có phần luộm
thuộm hơn nên chắc phải nhìn kĩ lắm
mới nhận ra tôi. Thế cũng hay, đỡ bị soi
và dễ thâm nhập hơn vào quần chúng để
hiểu thêm.
Cảm ơn Doãn Quốc Đam!
Hiền Nguyên
(Thực hiện)
Doãn Quốc Đam trong phim
Lặng yên dưới vực sâu
Doãn Quốc Đam trong phim
Người phán xử