56
VTV
Phía sau
Màn hình
Nhắc đến Nguyễn Thụy Kha là
gắn nhiều với “nhà” - nhà thơ, nhạc sĩ,
nhà phê bình âm nhạc, ông thích mình ở
vị trí nào hơn cả?
Suốt cả cuộc đời tôi dành niềm đam
mê cho thơ, nhưng các loại hình nghệ
thuật luôn bổ trợ nhau, nên ngoài làm
thơ tôi còn làm âm nhạc và
làm báo. Tôi vẫn hay nói
đùa, làm báo là để kiếm
sống, làm nhạc để vui
còn làm thơ để chết.
Trong nhiều năm
nay, bộ ba này luôn
song hành cùng
nhau và không thể
tách rời. Tôi thấy,
làm việc khiến cho
mình trẻ trung hơn độ
tuổi của mình và cảm thấy
vẫn còn nhiều năng lượng lắm.
Cuối năm 2016, tôi xuất bản đồng
loạt 13 cuốn sách bao gồm tiểu thuyết
chân dung và phê bình âm nhạc, mỗi cuốn
khoảng 500 trang về các nhạc sĩ như:
Nguyễn Xuân Khoát, Lê Hữu Phước, Đỗ
Nhuận, Văn Cao, Huy Duy, Hoàng Việt,
Nguyễn Thiện Đạo… và một số cuốn sách
âm nhạc khác.
Nhiều người biết đến ông như một
nhà phê bình âm nhạc có tiếng nói rất uy
tín, vậy ông bắt đầu đến với công việc
này ra sao?
Tôi bắt đầu từ năm 1991, tính đến nay
cũng đã 25 năm rồi. Tôi rất cảm ơn thời
đổi mới với sự thay đổi nhiều về cơ chế,
chính sách đã giúp tôi có thể làm việc như
vậy. Năm 1990 tôi phục viên, không có
lương nên phải làm báo để kiếm sống, lúc
đó tôi là cộng tác viên của tờ Lao động và
ở bộ phận Thư kí toà soạn cho tờ Tạp chí
âm nhạc. Đây vừa là công việc cũng vừa
là cơ hội kích thích tôi đi tìm hiểu về các
nhạc sĩ. Bên cạnh làm báo, tôi còn tham
gia làm phim chân dung truyền
hình, tôi có chắt lọc để viết
lại thành sách. Tính ra,
hai năm tôi viết xong
một cuốn.
Ông đã xuất
bản nhiều tập thơ
và giành giải
thưởng của Hội Văn
học Việt Nam. Vậy
chủ đề mà ông yêu
thích trong thơ là gì?
Song song với âm nhạc
tôi còn dành nhiều thời gian để
sáng tác thơ và vinh dự có được nhiều giải
thưởng. Tôi thường tâm huyết về đề tài
chiến tranh. Mảng đề tài thứ hai là viết về
quê hương Hải Phòng của mình và Hà Nội
nơi tôi sống. Ngoài ra, tôi còn chú trọng
đến mảng thơ tình, theo hướng ngày càng
hiện đại hơn.
Trở lại với hành trình suốt 25 năm
dành thời gian nghiên cứu về các chân
dung nhạc sĩ, những người gắn bó với
các thời kì âm nhạc khác nhau, ông ấn
tượng nhất điều gì?
Tôi ấn tượng nhất đó là âm nhạc Việt
Nam, tuy nhỏ bé nhưng lại có nét riêng,
đó là việc sử dụng dân ca các vùng miền
vào âm nhạc rất phong phú. Tuy nhiên,
chúng ta chưa chú trọng quảng bá dân ca
ra thế giới.
Dưới góc độ của một nhà phê bình
âm nhạc lâu năm, ông có cái nhìn như
thế nào về các chương trình âm nhạc
trên sóng truyền hình hiện nay?
-
Tôi thấy truyền hình thay đổi rất
mạnh, phải nói là một cuộc cách mạng.
Nhất là trong thế kỉ mới, truyền hình được
cộng đồng quan tâm. Các chương trình
âm nhạc trên sóng truyền hình cũng vì
thế phát triển đa dạng. Mỗi chương trình
đều có những đóng góp riêng. Ví dụ như
Bài hát Việt
đã tìm ra được những tác giả
trẻ như: Sa Huỳnh, Lê Cát Trọng Lý, Võ
Thiện Thanh… Hoặc mới đây nhất là
Sing
My Song - Bài hát hay nhất
, chương trình
tôn vinh những tác giả tự hát ca khúc của
mình cũng rất thú vị. Chương trình tìm
kiếm các giọng hát như
Sao Mai, Việt Nam
Idol, Giọng hát Việt…
góp phần không
nhỏ vào việc tìm ra những gương mặt mới
cho làng nhạc Việt. Nói riêng về
Giai điệu
tự hào
, chương trình tôi gắn bó suốt 3 năm
qua, nó có nhiệm vụ phục chế lại quá khứ,
theo kiểu mới, tạo ra lối đi riêng khiến
khán giả rất thích thú. Khi xem
Giai điệu
tự hào
khiến chúng ta sống chậm lại một
chút để chiêm nghiệm. Tham gia số nào
tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn động
viên, khen ngợi và chia sẻ.
Nhiều nhạc sĩ ngại xuất hiện trên
truyền thông, nhưng nhạc sĩ Thụy Kha
chưa khi nào từ chối, luôn luôn rất nhiệt
tình khi có lời mời, vì sao vậy?
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha
Tôi vẫn còn nhiều
năng lượng l
Ba năm gắn b với
Giai đi u tự hào
trong vai tr c vấn âm nhạc,
nhà phê
âm nhạc, nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Th y Kha là
gương mặt qu đỗi thân quen c ak giả truyền
. TCTH đã
c cuộc tr chuyện với ông nhân dịp đầu Xuân mới.