Table of Contents Table of Contents
Previous Page  56 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 56 / 92 Next Page
Page Background

56

PHÍA SAU MÀN HÌNH

Ông Phạm Tuấn Hiệp

CẦN PHÁT HUY HƠN NỮA

VAI TRÒ CỐ VẤN

Phong trào khởi nghiệp sáng

tạo lan tỏa mạnh mẽ đang đặt ra

càng nhiều yêu cầu mới buộc các

start-up phải thay đổi và thích nghi.

Ông đánh giá như thế nào về nhu

cầu mentor (cố vấn) của các start-up

hiện nay?

Theo tôi được biết, theo báo cáo

“Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt

Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và

Đầu tư của Chính phủ Australia công

bố mới đây, Việt Nam hiện đang đứng

thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh

nghiệp khởi nghiệp. Hệ sinh thái khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra

nhiều yêu cầu mới về giải pháp, mô

hình kinh doanh, hệ thống các tiêu

chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật mới…, đồng

nghĩa với việc các start-up phải đối mặt

với nhiều khó khăn, thách thức và rủi ro

hơn trước. Là người hoạt động trong

một mô hình ươm tạo đầu tiên thành

lập trong một trường đại học tại Việt

Nam, tôi có cơ hội làm việc với rất nhiều

nhóm khởi nghiệp hình thành từ các

cuộc thi khởi nghiệp sinh viên. Họ là

những người trẻ tuổi, tràn đầy năng

lượng, nhiệt huyết, với nhiều hoài bão

và ý tưởng sáng tạo, tuy nhiên, phần

lớn vẫn còn lúng túng trong việc triển

khai ý tưởng kinh doanh và nâng cấp ý

tưởng lên theo từng giai đoạn. Khởi

nghiệp luôn là một hành trình khó khăn

và đầy những thử thách mới mẻ từ thị

trường, khách hàng, nhà đầu tư, giải

pháp công nghệ cho đến năng lực bản

thân… Đấy cũng chính là lúc họ cần cố

vấn, những người đã có trải nghiệm về

khởi nghiệp, có kiến thức, kinh nghiệm

và cả uy tín, cơ hội thương trường…,

có thể hỗ trợ giải đáp các thắc mắc,

cùng họ tháo gỡ những bài toán nan

giải, truyền cảm hứng, tạo động lực,

kích thích sự sáng tạo, cung cấp kiến

thức và có thể cả cơ hội kinh doanh cho

họ. Khi có một mentor đích thực đồng

hành, chắc chắn start-up sẽ tự tin và

vững bước hơn trên con đường

khởi nghiệp.

Cố vấn (mentor) có vai trò vô

cùng quan trọng đối với các start-up,

tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm này

dường như còn rất mơ hồ và chưa

được nhiều start-up thực sự chú

trọng, anh nghĩ sao về điều này?

Khái niệm Mentor đã có từ rất lâu

trên thế giới và từng trở thành làn sóng

cải tổ trong ngành quản lí doanh nghiệp

tại Mỹ từ thập niên 70 thế kỉ trước. Mặc

dầu vậy, cụm từ “cố vấn khởi nghiệp”

chỉ thực sự trở nên phổ biến tại Việt

Nam trong vài năm trở lại đây. Trước

đó, các start-up Việt thường chỉ nghe

đến những người hỗ trợ đào tạo trong

khởi nghiệp như: giảng viên, người

hướng dẫn, tư vấn viên khởi nghiệp...

Hiện nay, khái niệm “cố vấn khởi

nghiệp” (mentor) cũng đang dần trở

nên đồng nhất hơn tại Việt Nam. Mentor

đích thực được xem như một người

hoạt động trong một hệ sinh thái khởi

nghiệp phát triển hơn, có kinh nghiệm

học hỏi từ nhiều mô hình khởi nghiệp

sáng tạo tiên tiến tại Thung lũng Silicon

(Mỹ), Israel, hay Singapore… Tuy

nhiên, ở Việt Nam, số lượng Mentor là

những doanh nhân thành công, những

nhân vật có tầm ảnh hưởng hay có

MENTOR, HAY CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP, CÓ VAI TRÒ HẾT SỨC QUAN TRỌNG

TRONG VIỆC GIÚP START-UP QUYẾT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỐT NHẤT

CŨNG NHƯ GIỮ ĐƯỢC NGỌN LỬA NHIỆT HUYẾT TRONG SUỐT HÀNH TRÌNH

KHỞI NGHIỆP ĐẦY GIAN NAN. THEO ÔNG PHẠM TUẤN HIỆP - GIÁM ĐỐC

ƯƠM TẠO BK HOLDINGS, KHI NHU CẦU CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP NGÀY CÀNG

TĂNG, VIỆC HIỂU ĐÚNG VÀ HIỂU RÕ VỀ VAI TRÒ CỦA MENTOR LẠI CÀNG TRỞ

NÊN CẤP THIẾT HƠN BAO GIỜ HẾT.

Ông Phạm Tuấn Hiệp tham gia chương trình

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

của VTV2