60
PHÍA SAU MÀN HÌNH
NHÂN VẬT TƯƠNG TÁC
Không chỉ là bộ phim hài tình huống
(sitcom),
Nhà là nơi để về
còn thu hút
người xem vì hình thức tương tác của
nhân vật trên phim. Đây là cách tạo sự
khác biệt, mang lại cảm giác trẻ trung,
gần gũi. Từ đó, khán giả tìm thấy mình
trong câu chuyện và có sự đồng cảm,
gắn bó hơn. Theo ekip sản xuất, quá
trình tương tác này phải có sự tính toán
trong cảnh quay để không làm gãy mạch
câu chuyện hài và vẫn giữ sao cho nhân
vật tương tác với khán giả tự nhiên.
Nhà sản xuất luôn theo dõi và ghi
nhận kĩ lưỡng phản hồi của khán giả
trên các kênh truyền thông của phim để
có sự điều chỉnh tăng, giảm tình tiết cho
nhân vật. Đây cũng là mục đích chính
của nhà sản xuất khi muốn thu thập ý
kiến của khán giả để tạo thêm tình tiết,
nội dung hấp dẫn cho bộ phim. Tuy
nhiên, phim phải tuân thủ nguyên tắc
không thể thay đổi hết tính cách nhân
vật, đường dây câu chuyện hoàn toàn
vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ
kịch bản.
SỰ CỐ BẤT NGỜ
Dù phim sitcom xoay quanh những
câu chuyện đời sống thường nhật nên
không có những cảnh quay hành
động nguy hiểm nhưng diễn viên cũng
gặp không ít rắc rối trong quá trình
quay hình.
Trong một phân cảnh, bà Mai (Phi
Phụng) đi đánh ghen vì nghi Tuấn (Trần
Anh Huy) ngoại tình, đạo diễn dặn ông
Tín (Phương Bình) đứng canh cửa bên
ngoài, khi nào Sĩ Thanh hất chồng ra thì
anh ta sẽ té nhào trúng ngay ông Tín
đang đi vào, cả hai nhân vật đè chồng
lên nhau. Nhưng khi diễn, diễn viên
Phương Bình mở cửa nhầm bên phải
thay vì bên trái nên nhân vật Tuấn bị té
văng vào cửa kính đang đóng và lãnh
một cục u to tướng trên đầu.
Khi bà Phương (Hạnh Thúy) lén đi
gặp cha ruột mình (Phương Bình) vì bà
Mai không cho phép nên gây hiểu nhầm
cho Bảo (Long) là vợ mình ngoại tình. Vì
nấp quá lâu nên Bảo bị kiến cắn. Khi ra
hiện trường, đạo diễn yêu cầu Long phải
đứng dưới gốc cây để rình, khi nào hai
đồng nghiệp thoại xong mới được nhảy
ra tạo tình huống hài hước. Nào ngờ, khi
lời thoại còn chưa hết, nam diễn viên đã
chạy ra khỏi chỗ nấp với tiếng la thất
thanh vì gặp ổ kiến lửa thật.
“CÔ NÀNG MÁCH LẺO”
Điều khó khăn lớn nhất của đoàn
phim là các diễn viên đều có lịch làm
việc dày đặc nên gặp khó khăn khi phải
sắp xếp những buổi quay chung. Với
cường độ làm việc cao nên đôi lúc
không khí trường quay cũng rất căng
thẳng. Sĩ Thanh thường xuyên bị đạo
diễn nhắc nhở vì sử dụng điện thoại quá
nhiều dẫn. Cô được Hạnh Thúy đặt cho
biệt danh “cô nàng mách lẻo” vì nhớ dai
và hay “kể xấu” các thành viên trong
đoàn phim. Với cô, người gây ấn tượng
nhất trong đoàn phim là diễn viên hài Vũ
Văn Long. Trong lần đầu tiên hợp tác,
anh khiến cô bất ngờ vì thường diễn lố
hơn tính cách ngoài đời rất nhiều. Anh là
người chịu khó va vấp, tự ngã để tạo
tình huống khắc họa tính cách nhân vật.
Do lịch quay khá nhiều nên đôi lúc anh
mệt mỏi ngủ thiếp đi trên phim trường.
Khi mọi người tập trung đọc kịch bản để
bàn bạc về tình huống quay thì nam diễn
viên thường nằm ngủ và ngáy rất to.
Dù nhân vật của mình không có
nhiều lời thoại nhưng luôn được mặc đồ
đẹp nên Sĩ Thanh rất thích. Cô còn ấn
tượng với thông điệp của bộ phim là dù
sóng gió ngoài đời có như thế nào thì
người thân vẫn luôn dang rộng vòng tay
đón mình trở về. Nhà là nơi mọi người
thương yêu, cùng vượt qua mọi giông tố
nên mỗi người nên trân trọng mái ấm.
YÊN THẢO
Nhà là nơi để về
HÀI HƯỚC TỪ PHIM ĐẾN ĐỜI
LỊCH QUAY PHIM
NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ
(PHÁT SÓNG LÚC 20H40 THỨ HAI ĐẾN
THỨ NĂM HÀNG TUẦN TRÊN KÊNH VTV9) KHÁ GẤP RÚT DO CÁC DIỄN VIÊN
ĐỀU BẬN RỘN VỚI DỰ ÁN RIÊNG DỊP CUỐI NĂM. NHƯNG VỚI TINH THẦN
LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP, CÁC DIỄN VIÊN ĐÃ COI ĐOÀN PHIM
LÀ GIA ĐÌNH THÂN YÊU VỚI NHIỀU KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ.