Table of Contents Table of Contents
Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

xã hội của đất nước. Nếu như trước

năm 2003, Việt Nam chưa có sự xuất

hiện của vườn ươm và doanh nghiệp

được ươm tạo thì đến nay, số lượng

doanh nghiệp đang được ươm tạo đã

tăng lên đáng kể (khoảng trên dưới 30

doanh nghiệp). Các vườn ươm trong

nước hiện được chia làm 3 nhóm:

vườn ươm trong các khu công nghệ

cao, vườn ươm trong trường đại học

và vườn ươm trong doanh nghiệp.

Hoạt động của các vườn ươm đã tạo

ra được những chuyển biến mới ban

đầu về chất trong cách thức cung cấp

các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tăng

cường mạng lưới liên kết giữa các

doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau và

với các đối tác trong và ngoài nước.

Thông qua các vườn ươm doanh

nghiệp, cùng với việc hình thành hệ

thống chia sẻ thông tin, các mối liên

kết giữa các doanh nghiệp ươm tạo và

với các chủ thể khác được tăng cường,

góp phần tăng năng lực hoạt động,

cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong

bối cảnh toàn cầu hóa.

Tuy Việt Nam đã đạt được một số

thành công trong phát triển hệ thống

các vườn ươm song việc triển khai các

vườn ươm khởi nghiệp vẫn còn không

ít bất cập, khó khăn. Trong số đó có

thể kể đến: công tác triển khai xây

dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng,

tìm kiếm đối tác, các đơn vị tham gia

và vận hành các vườn ươm còn thiếu

đồng bộ, bị kéo dài, khiến vườn ươm

chậm được đưa vào hoạt động; khó

khăn trong việc huy động nguồn tài trợ

cho hình thành và hoạt động cho các

vườn ươm; khung pháp lí chậm được

ban hành; bên cạnh sự thiếu nhận thức

đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp về

vai trò của vườm ươm và lợi ích trong

tài trợ cho các vườn ươm…

Ông Phạm Ngọc Huy - Giám đốc

chương trình đầu tư và ươm tạo

Vietnam Sillicon Valley cho biết, sự

lan tỏa mạnh mẽ của phong trào khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo giúp các vườn

ươm dễ dàng huy động nguồn lực,

song các vườn ươm hiện nay đều gặp

khó khăn trong việc huy động dòng tiền.

Hiện nay, dòng vốn của doanh nghiệp

chủ yếu đến từ hai nguồn chính: từ

các nhà đầu tư và từ các quỹ. Trong

đó, việc gọi vốn từ các quỹ chưa bao

giờ là dễ dàng, chính vì vậy các vườn

ươm phải chúng minh năng lực quản lí

start-up hiệu quả để họ có thể gọi vốn

thành công. Việc xây dựng vườn ươm

đã khó nhưng việc phát triển và duy trì

để có thể cống hiến cho doanh nghiệp

lại càng khó hơn rất nhiều.

Ông Lê Thành Tuyên - Phó giám đốc

Trung tâm sáng tạo và vườn ươm ĐH

Ngoại thương nhấn mạnh, các vườn

ươm đều mong muốn có hành lang

pháp lí rõ ràng hơn trong việc tiếp nhận

và phân bổ ngân sách Nhà nước, đồng

thời mong muốn khối tư nhân tham gia

quá trình vận hành, đầu tư vào vườn

ươm để cùng tận dụng nhiều nguồn

lực trong xã hội, tạo ra hệ sinh thái khởi

nghiệp ổn định. Ông Tuyên đưa ra lời

khuyên, trước khi đến với vườn ươm,

các start-up có thể tìm đến những sân

chơi khởi nghiệp như các cuộc thi khởi

nghiệp hoặc các ngày hội đổi mới sáng

tạo như Techfest. Techfest là một hoạt

động nằm trong khuôn khổ Đề án 844

của Chính phủ (Hỗ trợ hệ sinh thái

khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia đến năm 2025” đem đến cơ hội để

các start-up Việt có thể cọ xát với các

start-up trên thế giới, thực hiện những

giao dịch gọi vốn với các nhà đầu tư

tiềm năng, tạo cơ hội tiếp xúc với mô

hình kinh doanh mới, qua đó thúc đẩy

hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày

càng phát triển bền vững.

DIỆP CHI

Nằm trong khuôn khổ Đề án 844: “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng

tạo Quốc gia đến năm 2025”, chương trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm

2019 – 2020 do Ban Khoa giáo, Đài THVN thực hiện đã giới thiệu đến khán giả

những tấm gương sáng về khởi nghiệp thành công, phân tích vai trò của các cố

vấn cũng như những vườn ươm khởi nghiệp, qua đó giúp người xem hiểu biết

một cách toàn diện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các start-up sẽ nhận được nhiều hỗ trợ khi tham gia vườn ươm khơỉ nghiệp