31
xem mà xúc động quá”, luôn là một kỉ
niệm khó quên với anh.
Chặng đường 40 năm qua, NSƯT
Tiến Hợi đã tham gia hàng chục tác
phẩm ở cả mảng sân khấu, điện ảnh,
và truyền hình trong hình tượng Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Sách Kỉ lục Guinness
của Việt Nam xác nhận, Tiến Hợi là
Nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ
trong nhiều thể loại nhất
vào năm 2013.
Anh có vô vàn những kỉ niệm vui, xúc
động về tình cảm của khán giả dành
cho những vai diễn về Bác, đó là phần
thưởng quý giá. Sự tin yêu đó càng
khiến anh đặt ra cho mình những áp
lực, làm sao để không lặp lại chính
mình. Anh luôn nghiên cứu thật k để
diễn sao cho ra thần thái của Người, ở
mỗi vai diễn, trong từng giai đoạn lịch
sử. Và khán giả tìm thấy một Nguyễn
Tất Thành trung thực, trong sáng, đầy
hoài bão trong
Hẹn gặp lại Sài Gòn.
Một hình ảnh Bác Hồ lịch lãm, kiên định
nhưng cũng rất gần gũi, giản dị trong
Hà Nội mùa đông năm 46
. Sau mỗi vai
diễn, anh lại đúc kết thêm nhiều kinh
nghiệm mới để thể hiện tính dung dị,
đạo đức, tư cách con người Bác. Có
thời điểm nhận lời đóng hình tượng Bác
thời ở chiến khu, Người đang rất gầy, vì
thế, trước 1 tháng, Tiến Hợi đã phải vận
dụng đủ cách để “ép” cân bằng ăn
kiêng, tập thể dục.
Ít ai biết, trong hầu hết các lần hóa
thân vào vai Bác Hồ, bên cạnh nghệ s
Tiến Hợi luôn có người bạn đồng hành,
hỗ trợ là vợ anh. Chị là nghệ s Vương
Đạm Thủy, người phụ trách hoá trang
cho anh mỗi lần vào vai Bác Hồ. Người
bạn đời ấy hiện nay vẫn sáng sớm cùng
anh đạp xe vài chục km quanh Hà Nội,
chiều lại cùng nhau tập gym. NSƯT
Tiến Hợi cho biết, những câu chuyện về
Bác Hồ luôn khiến anh thấy xúc động
và cảm phục. Anh học được ở Người
là phải biết chăm lo cho sức khỏe,
luyện tập thể thao dù bận bịu đến mấy.
“Tôi cũng học được ở Người đức tính
dung dị, mộc mạc và sự chính xác
trong công việc”, Tiến Hợi chia sẻ. Anh
kể thêm, mỗi lần ra đường, ai đó nói
rằng tôi vẫn giữ dáng đi, dáng đứng,
cái tay, tác phong của Bác, anh thấy
vui vui. Có lẽ, hiếm có một nhân vật
nào mà sự “nhiễm vai” lại mang đến
cho người diễn viên nhiều cảm xúc
tích cực đến thế. “Dịp Tết đến tôi lại
“mượn” giọng Bác để chúc Tết mọi
người hoặc ở quê có đám cưới, việc
vui, họ hàng nhờ vả: thôi Bác chúc cho
vài lời”, anh vui vẻ nói.
Sau 30 năm gắn bó với Nhà hát Kịch
Hà Nội, NSƯT Tiến Hợi có được một
hình tượng nhân vật để đời, được nhắc
đến như một điển hình trong nghệ
thuật, đó là thành công. NSƯT Tiến Hợi
luôn tự hào về điều đó. Và vì thế, anh
cũng muốn giữ mãi hình ảnh của mình
với những kí ức đẹp khi đóng vai Bác
Hồ. Dù đã vào hàng trăm vai khác
nhau, nhưng anh luôn từ chối nhận vai
phản diện dù trên sân khấu hay phim
ảnh. Hiện tại, anh vẫn chăm chỉ rèn
luyện sức khỏe, giữ gìn vóc dáng, thần
thái để nếu có cơ hội vào vai Bác, Tiến
Hợi vẫn đảm nhận tốt. Tuy nhiên, trong
thâm tâm, NSƯT Tiến Hợi mong muốn
sớm tìm được diễn viên trẻ có dáng dấp
giống Bác để “truyền nghề”. Nguyện
vọng đáng quý đó cũng là một trong
những động lực quan trọng để anh luôn
muốn tiếp tục cống hiến với nghề diễn
nhiều hơn nữa.
Sắp đến thời điểm nghỉ hưu, với
anh, đó là đơn giản là cầm thêm một
cuốn sổ. Dù không còn thuộc quân số
của Nhà hát nhưng chắc chắn anh vẫn
tiếp tục nghề diễn khi Nhà hát, đạo
diễn, khán giả cần, đó là niềm vui được
sống trọn với nghề. Anh nói rằng, khi
nghỉ hưu anh sẽ dành nhiều thời gian
hơn cho gia đình, cho người phụ nữ đã
lặng lẽ bên anh trên cả đường nghề lẫn
đường đời. Chị Đạm Thủy vốn quê ở
Nam Đàn (Nghệ An), mối duyên của
cặp đôi này được nhiều đồng nghiệp
vẫn đùa là được Bác Hồ “se duyên”. Và
cũng không phải tự nhiên, anh chị đặt
tên cho cậu con trai đầu là Nguyễn
Vương Thành.
TUỆ QUÂN
Tiến Hợi ghi dấu ấn sâu sắc khi thể hiện được
ngoại hình, giọng nói, thần thái của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Người bạn đời luôn lặng thầm đi theo hoá trang
cho NSƯT Tiến Hợi mỗi lần vào vai Bác Hồ