47
chân thành mà anh đã âm thầm dành cho
chị suốt quãng đời thanh xuân.
Suốt 5 năm đi lính tại chiến trường Vị
Xuyên, người lính Trần Trung Thực chưa
một lần được về thăm mẹ và gia đình.
Trong thư anh có viết: “Mẹ yêu quý của
con! Mùa xuân về lại có ngày Tết cổ truyền
dân tộc là ngày vui nhất của mọi gia đình vì
ngày ấy là ngày sum họp, đoàn tụ, với con
bốn xuân rồi con không được về, xuân này
là thứ năm rồi mẹ ạ, cuộc chiến còn dài,
còn gian khổ ác liệt và hi sinh… con cũng
quyết tâm bước tiếp cho trọn tới đích”.
Có một chi tiết mà tôi không đưa được
lên phim, đó là mẹ của anh Trần Trung
Thực. Sau khi lên thăm lại chiến trường
xưa tìm anh, bà bị ốm nặng và đã về cõi
vĩnh hằng. Giờ đây, gia đình không muốn
nhắc đến cuốn nhật kí của anh vì đó là nỗi
đau mất mát của cả gia đình. Có rất nhiều
điều còn chưa thể nói hết được, chắc chắn
tôi còn làm và còn theo đuổi đề tài này ở
những phim tiếp theo.
Đã có nhiều thành công với các
đề tài khoa học, thế giới động vật, khi
chuyển sang phim tài liệu lịch sử, Tài
Văn có gặp khó khăn gì không, đặc biệt
đối với một đề tài khá khó thể hiện như
thế này?
Đề tài nào cũng khó, bởi lẽ để làm
hay thì không dễ chút nào, vì vậy mà tôi
phải tìm kiếm thông tin và chọn nhân vật
cho chuyện phim của mình. Đối với phim
lịch sử, việc tái hiện lại một khoảng thời
gian, không gian, sự việc
ở thời điểm đó bằng hình
ảnh là rất khó khăn. Việc
tìm kiếm nhân vật phù hợp
cũng là bài toán khó. Tôi đã
cố gắng tìm tòi các dữ kiện,
ngược thời gian tìm đến
những người từng tham
gia chiến đấu ở mặt trận
Vị Xuyên hay những tri ân của người
còn sống với mảnh đất Vị Xuyên, cựu
chiến binh nhớ về đồng đội của mình.
Tôi lấy tên phim là
Trở lại chiến trường
xưa Vị Xuyên
bằng những câu chuyện
xúc động và lãng mạn của một thời đã
qua để tránh bớt đau thương mất mát
cho người đang sống.
Việc biến các ý tưởng thành hình ảnh
cũng thật gian nan, tôi đã cố gắng bàn với
các cố vấn và anh em ekip để tìm ra cách
thể hiện phù hợp. Bởi các dữ kiện lịch sử
về cuộc chiến tranh biên giới là vấn đề
ngoại giao giữa hai nước. Có dữ kiện rất
phù hợp với nội dung của phim nhưng lại
không thể dùng được, tôi lại phải tìm cách
xoay chuyển cách kể chuyện của mình.
Những ngày ghi hình ở mảnh đất
địa đầu Tổ quốc - Hà Giang là những kỉ
niệm đáng nhớ của ekip làm phim, bạn
chia sẻ đôi chút chuyện hậu trường?
Những ngày ghi hình đúng vào thời
điẻm nắng nóng, bốn bề đá núi thật sự là
vất vả, đứng yên thôi mồ hôi đã đầm đìa,
chưa nói tác nghiệp. Kỉ niệm đáng nhớ
nhất có lẽ là cuộc ghi hình hai nhân vật
Kim Liên và Kim Thanh. Đạo diễn chưa
hỏi, chưa bấm máy, hai chị đã khóc, nói
trong nước mắt làm cả đoàn đều cảm thấy
cay cay nơi khoé mắt.
Nhắc lại quá khứ nhưng không bi
lụy mà hướng tới sự tri ân và tôn vinh
những con người bất tử, đó chính là
thông điệp chính của phim?
Tôi muốn bắt đầu bằng những câu
chuyện đẹp, sinh ra từ trong gian khó của
chiến tranh, thông qua quá khứ hướng tới
sự tri ân và tôn vinh những con người bất
tử. Đó là thông điệp chính của phim.
Phim có nhắc đến tuyến du lịch
tâm linh lịch sử “Thăm chiến trường
xưa”, đạo diễn có thể chia sẻ thêm về
tuyến du lịch này?
Với ý nghĩa tri ân các anh hùng liệt sĩ,
những cựu chiến binh đã anh dũng chiến
đấu để bảo vệ từng tấc đất biên cương,
ngày 25/12/2017, Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Hà Giang đã ban hành quyết định số
2810 công nhận tuyến du lịch tâm linh lịch
sử
Thăm chiến trường xưa
. Tuyến du lịch
tâm linh không chỉ làm phong phú thêm
hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh mà
còn mang giá trị giáo dục lịch sử, sự tự
hào, lòng tự tôn dân tộc, thắp sáng thêm
ngọn lửa truyền thống yêu nước cho thế
hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đồng thời
cũng là cơ hội để chúng ta
lật mở
những
tâm hồn cao đẹp của những con người
đã sống, đã chiến đấu và đã hi sinh trong
đạn lửa, để hiểu hơn về quá khứ hào
hùng của cha anh.
Cảm ơn đạo diễn Tài Văn!
NGỌC MAI
(Thực hiện)
Đạo diễn và các nhân vật đang ghi hình thì gặp cơn mưa rừng bất chợt
Ghi hình phỏng vấn nhân vật