Previous Page  44 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 44 / 92 Next Page
Page Background

44

HỒ SƠ TRUYỀN HÌNH

N

hững năm gần đây, khái niệm

OTT được rất nhiều phương

tiện truyền thông nhắc tới và

thực sự trở thành mối lo ngại

của các nhà mạng cũng như các nhà đài.

OTT là từ viết tắt của Over the Top, là giải

pháp cung cấp các nội dung cho người sử

dụng dựa trên các nền tảng Internet. Lĩnh

vực được ứng dụng nhiều nhất đó là cung

cấp các nội dung về truyền hình qua các

giao thức Internet và Video theo yêu cầu

(SVOD) tới người dùng cuối cùng. Ưu

điểm lớn nhất của công nghệ OTT là cho

phép cung cấp nguồn có nội dung rất

phong phú và đa dạng theo yêu cầu của

người sử dụng vào bất kì những thời điểm

nào và tại bất cứ ở nơi đâu chỉ với một

thiết bị phù hợp đã có kết nối Internet.

Ngoài ra, công nghệ này còn được cung

cấp nhiều loại công cụ tiện ích khác, mang

tính ứng dụng cao như: VoIP, Mạng xã

hội, Live Broadcasting (truyền hình trực

tiếp)… Với rất nhiều ứng dụng thiết thực,

công nghệ OTT được dự báo sẽ còn phát

triển mạnh hơn trong tương lai và trở

thành một xu thế công nghệ phổ biến.

Thực tế trên thế giới, ở những nước

phát triển, truyền hình OTT thực sự là

một thị trường béo bở. Theo thống kê

của công ty Nielsen, thị trường OTT thế

giới có giá trị 97,43 tỉ USD năm 2017 và

dự báo tăng lên 332,52 tỉ USD năm 2025.

Thống kê từ năm 2014 đến nay, thời gian

mọi người xem video trên điện thoại cứ

năm sau tăng gần gấp đôi năm trước.

61% dân số Bắc Mỹ và 55% dân số châu

Âu chọn các kênh trực tuyến là phương

tiện chính để xem video và phim ảnh.

Netflix, Hulu, Amazon và YouTube… đã

có tổng cộng tới gần 2 tỉ thuê bao theo

dõi thường xuyên, chiếm 40% tổng thị

phần OTT toàn cầu. Mức tăng trưởng

sau năm 2020 được dự báo còn tăng

nhanh hơn trước kia do ảnh hưởng của

dịch Covid-19 làm gia tăng nhu cầu nghe

nhìn trực tuyến tại nhà.

Có thể nói, truyền hình OTT đại diện

cho một xu hướng không thể cưỡng nổi

của việc phân phối nội dung đến người

xem. Nhưng tại sao truyền hình truyền

thống lại thất thế so với OTT? Đó là vì

với OTT, khán giả được xem những gì

mình muốn. Một trong những dịch vụ

làm nên OTT là Video on Demand (VoD)

– xem video theo yêu cầu. Nếu người

dùng chẳng may bỏ lỡ một sự kiện trực

tiếp đang diễn ra, dịch vụ OTT có thể

giúp họ ghi lại và xem lại vào lúc rảnh

rỗi. Hơn nữa, với sự phát triển mạnh mẽ

của các thiết bị cá nhân như điện thoại

thông minh, máy tính bảng, laptop…,

người xem có thể truy cập các nội dung

qua những thiết bị này một cách tiện lợi,

ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào, tiện lợi

hơn hẳn một chiếc tivi cồng kềnh đặt cố

định trong phòng khách.

Theo nghiên cứu của Unisphere

Research, các dịch vụ truyền hình OTT

ngày càng thu hút được nhiều thuê bao.

Năm 2016, Hulu có 12 triệu thuê bao,

Netflix có 75 triệu thuê bao trải khắp thế

giới, còn Amazon Prime có 50 triệu thuê

bao. Sau 2 năm, tính đến năm 2018, số

lượng thuê bao của Netflix đã lên đến

93,8 triệu, trong khi Amazon Prime có

66 triệu. Đây thực sự là một tốc độ gia

tăng nhanh chóng nếu bởi năm 2015

Netflix mới chỉ có 17,4 triệu thuê bao.

Đến năm 2020, Netflix có 193 triệu thuê

bao, Amazon Prime có 150 triệu thuê

bao, Hulu có 30,4 triệu thuê bao. Nhìn

vào những con số này có thể thấy thị

trường OTT là một miếng bánh béo bở

TRUYỀN HÌNH OTT

làm khó truyền hình truyền thống

CÓ MỘT XU HƯỚNG KHÔNG THỂ

ĐẢO NGƯỢC LÀ TRUYỀN HÌNH OTT

ĐANG BƯỚC VÀO KỈ NGUYÊN VÀNG.

VỚI ƯU THẾ VỀ NỘI DUNG PHONG

PHÚ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN DỄ

DÀNG, NỀN TẢNG TRUYỀN DẪN

MẠNH MẼ, TRUYỀN HÌNH OTT ĐƯỢC

DỰ ĐOÁN SẼ SỚM LẬT ĐỔ TRUYỀN

HÌNH TRUYỀN THỐNG.