45
mà không nhà cung cấp dịch vụ nào có
thể khoanh tay đứng nhìn.
Khi xu hướng truyền hình OTT sẽ
trở nên phổ biến, nhiều “ông lớn” của
nước ngoài đã đầu tư sản xuất nội dung
riêng cho OTT để giành thị phần trong
xu hướng xem video thời đại mới. Có
thể kể đến những cái tên như Netfix,
YouTube, Amazon… Trong mấy năm
qua, Netflix đầu tư không ít tiền của để
sản xuất những nội dung riêng, nội dung
độc quyền khiến cho ứng dụng OTT này
càng trở nên ăn khách. Nếu như năm
1997, người ta biết đến Netflix như một
công ty cho thuê đĩa DVD qua đường
bưu điện thì chỉ sau một thập niên, công
ty bé nhỏ này chuyển mình thành một
địa chỉ trực tuyến, nơi thiên hạ trên toàn
cầu có thể thưởng thức kho phim khổng
lồ. Có được điều này là nhờ sự đầu tư
mạnh tay vào mảng nội dung gốc. Năm
2015, Netflix đầu tư 5 tỉ USD để sản
xuất nội dung có bản quyền, thì đến năm
2018 con số này là 7 tỉ USD, đến năm
2020 con số này đã vượt 10 tỉ USD.
Qua thống kê cho thấy, có ba khu vực
chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng
của thị trường video theo yêu cầu SVOD là
Bắc Mỹ, Anh và châu Á. ỞAnh, năm 2020,
cơ quan truyền thông Ofcom đã đưa ra một
thống kê cho thấy số lượng thuê bao đăng
kí dịch vụ video theo yêu cầu dự kiến tăng
từ 22 triệu lên 44 triệu thuê bao thuê bao
vào năm 2024. Thống kê của GlobalData
cũng cho thấy lần đầu tiên doanh thu từ
thuê bao truyền hình truyền thống cũng
như doanh thu quảng cáo trên truyền hình
tại Anh đang giảm dần sau thời gian tăng
trưởng bền vững. Ở thị trường Bắc Mỹ, số
thuê bao SVOD ước tính tăng từ 199 triệu
lên 307 triệu vào năm 2025. Châu Á được
dự báo sẽ là khu vực thể hiện rõ nét xu
hướng phát triển phi mã của các loại hình
xem video qua ứng dụng OTT. Số lượng
người xem video OTT sẽ tăng mạnh trong
5 năm tới với 269 triệu thuê bao vào năm
2025. Với sự phát triển đa dạng của các
thiết bị điện tử cá nhân hiện nay, cũng như
tốc độ băng thông Internet được cải thiện,
sức tiêu thụ các nội dung OTT tại châu Á
cũng như trên toàn thế giới sẽ còn chứng
kiến mức tăng trưởng phi mã hơn nữa
trong thời gian tới.
DIỆP CHI
Khi thị trường OTT càng lên ngôi
thì số tiền quảng cáo đổ vào
truyền hình OTT cũng ngày một
tăng lên. Xu hướng này cho thấy
các nhà quảng cáo đã coi OTT là
một phương thức marketing hiệu
quả. Theo số liệu của Unisphere
Research, nếu như năm 2017 số
tiền mà các hãng OTT thu được từ
thuê bao là 42%, quảng cáo là
35% thì năm 2018 số tiền thu
được từ quảng cáo tăng lên 36%.
Số tiền thu được từ dịch vụ Pay-
per-View (Xem gì trả nấy) cũng
tăng từ 23% lên 25%, đến năm
2020, số tiền quảng cáo đã tăng
từ 42% lên 63%.
Kho phim trên Amazon Prime
Netflix mạnh tay đầu tư vào nội dung gốc