Previous Page  46 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 46 / 92 Next Page
Page Background

46

PHÍA SAU MÀN HÌNH

Làm phim tài liệu về cuộc chiến

tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của

nước ta, lật lại những trang sử hào hùng

nhưng cũng đầy mất mát, đau thương

của dân tộc, hẳn đạo diễn đã khai thác

được nhiều câu chuyện xúc động?

Cuộc chiến tranh chống quân xâm

lược ở biên giới phía Bắc của nước ta kéo

dài 10 năm từ 1979 nhưng theo các nhà

cố vấn về quân sự thì mặt trận Vị Xuyên

là ác liệt nhất. Đặc biệt là trận chiến ngày

12/4/1984 sư đoàn 356 của ta đã hi sinh

gần 600 đồng chí và còn nhiều chiến sĩ

bị thương. Kết thúc cuộc chiến này, hơn

4.000 cán bộ chiến sĩ đã hi sinh, hơn 9.000

người bị thương. Có rất nhiều chuyện hay

nhưng với thời lượng và khuôn khổ của

chương trình nên tôi không thể chuyển tải

hết được. Tôi chỉ chọn câu chuyện về cuốn

nhật kí của anh hùng Liệt sĩ Trần Trung

Thực (tên thường gọi là Thanh), quê Phú

Thọ, nhập ngũ năm 1980 sau khi vừa học

xong cấp 3. Anh thuộc Đại đội 7, Tiểu đoàn

4, Trung đoàn 149, Sư đoàn 356. Hơn 30

năm, đất nước đã yên bình, liệt sĩ Trần

Trung Thực vẫn còn nằm ở đâu đó trên

cao điểm mặt trận Vị Xuyên.

Đồng đội đã tìm thấy cuốn nhật kí và

bức thư viết cho mẹ chưa kịp gửi trong tư

trang của liệt sĩ Trần Trung Thực. Trong

cuốn nhật kí, anh chia sẻ, dẫu biết để

giữ được biên giới, biên cương Tổ quốc

thì phải hi sinh nhưng anh vẫn kiên quyết

đi. Trong thư gửi cho mẹ, anh viết: “Có

một dòng trong và dòng đục nhưng con

vẫn chọn dòng trong và đi đến cuối cuộc

đời”. Những dòng tâm sự giản dị, tinh thần

chiến đấu, ý chí kiên định của anh trước

sự gian khổ của cuộc chiến thật đáng lưu

dấu cho muôn đời.

Và đâu là câu chuyện làm anh xúc

động nhất?

Trong thời gian chiến đấu, liệt sĩ Trần

Trung Trực từng dành tình cảm yêu mến

cho một người con gái có giọng ca đặc biệt.

Tình yêu ấy nở hoa trong mưa bom, bão

đạn - mạnh mẽ và kiên cường nhưng lời

hẹn ước về chung một nhà đã mãi không

thể trở thành hiện thực. 35 năm đã trôi qua

kể từ ngày người lính trẻ Trần Trung Thực

hi sinh, chị Kim Thanh nay đã lên chức bà

nhưng vẫn thay liệt sĩ chăm sóc bố đẻ của

anh như một cách đền đáp lại tình cảm

ĐI SÂU VÀO KHAI THÁC NHỮNG

CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG VỀ CUỐN

NHẬT KÍ CỦA LIỆT SĨ TRẦN TRUNG

THỰC - NGƯỜI ĐÃ ANH DŨNG HI

SINH TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG

QUÂN XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI PHÍA

BẮC, BỘ PHIM TRỞ LẠI CHIẾN

TRƯỜNG XƯA VỊ XUYÊN CỦA ĐẠO

DIỄN TÀI VĂN - BAN KHOA GIÁO ĐÃ

MANG TỚI CHO KHÁN GIẢ NHỮNG

THÔNG ĐIỆP HẾT SỨC NHÂN VĂN.

Phía sau những thước phim

VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Những hình ảnh xúc động trong phim