Previous Page  41 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 41 / 92 Next Page
Page Background

41

tác phẩm được giải; và lúc lên sân khấu

nhận giải A thì đúng là cảm xúc vỡ òa,

hạnh phúc. Giải thưởng dành cho ca khúc

Dâng Người ngàn hoa chiến công

chỉ mới

là điểm khởi đầu. Điều quan trọng là tác

phẩm có giữ được sức sống lâu bền hay

không thì phụ thuộc vào sự yêu thương

của khán giả.

Làm việc ở phòng Giải trí có thuận

lợi và khó khăn như thế nào cho công

việc sáng tác của cá nhân anh?

Môi trường giải trí khá đa dạng trong

các chương trình: Thể thao mạo hiểm

(XShow), Ca nhạc, Văn hoá nghệ thuật,

Tạp chí thiếu nhi… Điều này giúp tôi có

cái nhìn rộng hơn, bao quát hơn với cuộc

sống, giúp mình có góc nhìn sâu sắc hơn,

nhưng ngược lại, nó lại mang tới khá nhiều

áp lực, có lúc tưởng chừng quỵ ngã, không

còn cảm xúc sáng tác âm nhạc được.

Anh tốt nghiệp Nhạc viện TP.HCM,

từng làm biên tập các chương trình ca

nhạc trẻ rất nổi tiếng giai đoạn năm

2000 như:

Giai điệu tình yêu

(HTV - trợ lí

cho nhạc sĩ Nguyễn Hà),

Giai điệu xanh

(THVL)… Sau khi làm việc tại VTV từ

2007 đến nay, chuyển sang các chương

trình nhạc cách mạng như

Sao Mai, Hát

cho dân tôi nghe

... có gì khác biệt?

Giai đoạn những năm đầu thập niên

2000, tôi may mắn được đóng góp trong

các chương trình “ăn khách nhất” thời

điểm đó, nó giúp tôi học tập được nhiều

kiến thức, kĩ năng biên tập âm nhạc cũng

như giúp tôi khẳng định phần nào khả năng

của mình. Biên tập nhạc trẻ hay nhạc cách

mạng đều có những khó khăn riêng, phải

thật sự tâm huyết thì mới có được những

chương trình hay, hấp dẫn. Nhạc trẻ được

tự do sáng tạo, khoáng đạt hơn (tất nhiên

nó khác với sự cẩu thả, phóng túng). Còn

làm nhạc cách mạng thì cần chỉn chu trong

thể hiện. Do vậy áp lực cũng nhiều hơn.

Theo anh, làm sao để các chương

trình khơi gợi lại tinh thần đấu tranh

của các thế hệ đi trước trong công cuộc

bảo vệ đất nước hấp dẫn khán giả trẻ?

Đây là câu hỏi khó. Với vị trí của tôi thì

không thể trả lời một cách trọn v n được.

Ý kiến cá nhân tôi cho rằng, khán giả trẻ

hiện nay ít có sự quan tâm tới dòng nhạc

cách mạng. Các bạn thích hát những ca

khúc về tình yêu đôi lứa, dễ nghe, dễ hiểu

với độ tuổi của họ hơn. Tôi nghĩ đây là

điều hết sức bình thường và chúng ta phải

chấp nhận. Nhưng không có nghĩa chúng

ta “buông”, vì bản chất âm nhạc cách

mạng cũng rất lãng mạn, rất hay, rất sâu

sắc, nhất là thông qua các tác phẩm đó nó

giúp các bạn trẻ ôn lại truyền thống của

cha ông, cũng như góp phần định hướng

thẩm mĩ âm nhạc cho các bạn nữa. Nhưng

một mình truyền hình với vài chương trình

nhỏ lẻ không đủ sức làm được cuộc cách

mạng thu hút khán giả trẻ, nó cần một

giải pháp căn cơ, đồng bộ giữa nhiều môi

trường, trong đó có môi trường giáo dục.

Tuy nhiên, tôi nhìn thấy những hi vọng

thông qua các chương trình mình làm, cụ

thể có những khán giả trẻ khi nghe các ca

khúc:

Cô gái mở đường, Cúc ơi em ở mô,

Em ở nông trường em ra biên giới

... thì đã

bật khóc tại trường quay vì quá xúc động.

Cảm ơn nhạc sĩ Chẩm Hồng Giang

LƯU PHƯƠNG (

Thực hiện

)

CT Hát cho dân tôi nghe

Trong chuyến tác nghiệp chương trình XShow