Previous Page  46 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 46 / 92 Next Page
Page Background

46

TỪ SƠN TA ĐẾN NGHỆ THUẬT

TRANH SƠN MÀI

Sơn ta được lấy từ nhựa cây sơn trồng

chủ yếu ở vùng Trung du Bắc bộ (Yên Bái,

Phú Thọ và Nghĩa Lộ). Cùng với nghề

sơn truyền thống, sơn ta đã tô điểm cho

cuộc sống bằng những tác phẩm phù điêu,

điêu khắc, đồ chạm, sơn son thiếp vàng ở

những nơi trang nghiêm như cung điện,

đền đài, chùa, miếu… cho đến những vật

dụng hàng ngày như: hộp, tráp, cơi trầu,

bàn ghế, tủ… Sơn mài sơn ta truyền thống

sử dụng cùng với son thần, vỏ trai, vỏ

trứng vàng bạc thật và nhiều màu và chất

liệu khác tạo vẻ đ p lung linh, huyền ảo

cho các tác phẩm hội họa mà không một

chất liệu nào sánh được.

Năm 1930 trường Cao đẳng Mỹ thuật

Đông Dương chính thức mở xưởng

nghiên cứu sơn ta để ứng dụng trong hội

họa. Đó là phát minh được kĩ thuật mài

ra hình sau khi làm những lớp màu chìm.

Và thế là nghệ thuật tranh sơn mài ra đời

sau những tìm tòi của các bậc tiền bối

như họa sĩ Trần Văn Cẩn, Trần Quang

Trân, Nguyễn Khang, Phạm Hậu, Lê Phổ,

Nguyễn Gia Trí. Những tác phẩm tuyệt

đ p sử dụng chất liệu sơn mài có thể xem

như bằng chứng đầu tiên khẳng định đẳng

cấp hội họa đích thực của thể loại này là

Trần Quang Trân với tác phẩm

Bờ ao

(bình

phong 6 tấm). Lê Phổ với Phong Cảnh Bắc

Kỳ. Nhiều bức sơn mài trở thành

Bảo vật

quốc gia

như:

Vườn xuân Trung Nam Bắc

,

Thiếu nữ trong vườn

Phong cảnh

của

danh họa Nguyễn Gia Trí;

Kết nạp Đảng

ở Điện Biên Phủ, Thanh niên thành đồng

của Nguyễn Sáng;

Bác Hồ ở chiến khu

Việt Bắc

của Dương Bích Liên;

Gióng

của

Nguyễn Tư Nghiêm... Ở thời điểm hiện tại,

họa sĩ Nguyễn Trường Linh có tranh tham

gia rất nhiều cuộc triển lãm tranh sơn mài

quốc tế.

VÀ ƯỚC VỌNG BẢO TỒN

HỒN DÂN TỘC

Mơ ước xây dựng được một cộng

đồng đông đảo những người hiểu và yêu

dòng tranh sơn mài sang trọng, đậm nét

văn hóa dân tộc, năm 2013 Nhóm họa sĩ

Sơn ta Việt Nam đã được thành lập với

gần 30 thành viên. Trong đó, chủ nhiệm

nhóm là họa sĩ Nguyễn Trường Linh, phó

chủ nhiệm là họa sĩ Nguyễn Đức Việt. Mới

đây, triển lãm thứ 6 của nhóm Sơn ta (khai

mạc ngày 1/6/2020) một lần nữa cho thấy

từ đôi bàn tay sáng tạo của người họa sĩ,

mức độ biểu đạt của sơn mài có thể đáp

ứng bất kì phong cách nào.

Với 18 tác giả tham gia của triển lãm

thứ 6 này cùng những tác phẩm được thể

hiện theo rất nhiều phong cách khác nhau

cho thấy sức sáng tạo của họa sĩ là không

có giới hạn, kể cả với thể loại gò bó về kĩ

thuật như tranh sơn mài. Đó là Đỗ Đức

Khải với sự biến hóa linh hoạt trong bảng

màu, chủ đề, lối thể hiện; Nguyễn Đức

Việt cũng thể hiện sức sáng tạo dồi dào

qua phong cách đa dạng từ hiện thực đến

siêu thực, trừu tượng; Chu Viết Cường với

những bức tranh bản làng miền núi trong

trẻo như sương sớm... Trong triển lãm lần

này, có một điểm thú vị khác là các họa sĩ

đã tận dụng hiệu ứng sâu thăm thẳm của

tranh sơn mài để gửi gắm nội tâm cùng

nhiều chủ đề tư tưởng, tạo nên một vệt

tranh biểu tượng bên cạnh loạt tác phẩm

đặc tả thiên nhiên, thiếu nữ…

Mọi sáng tạo trong phong cách thể

hiện nhằm làm mới tranh sơn mài luôn cần

thời gian để trau chuốt, hoàn thiện. Đây là

hướng đi đúng đắn để thu hút công chúng

và cả thị trường trong thời điểm này. Bởi,

công sức bảo tồn tranh sơn mài của các

họa sĩ Sơn ta sẽ là vô nghĩa nếu tranh sơn

mài không được công chúng và thị trường

đón nhận.

MAI CHI

ĐỘC ĐÁO

TRANH SƠN MÀI

NGHỀ SƠN CỦA NGƯỜI VIỆT ĐÃ CÓ LỊCH SỬ LÂU ĐỜI NHƯNG

CÁC HỌA SĨ DÙNG CHẤT LIỆU NÀY ĐỂ SÁNG TẠO NÊN NHỮNG

BỨC TRANH SƠN MÀI TUYỆT TÁC THÌ CÓ TỪ BAO GIỜ? CÁC HỌA

SĨ ĐÃ NỖ LỰC BẢO TỒN CHẤT LIỆU TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN

TỘC RA SAO? TRIỂN LÃM LẦN THỨ 6 CỦA NHÓM HỌA SĨ SƠN TA

ĐẦU THÁNG 6 VỪA QUA ĐÃ CHO THẤY CÁC HỌA SĨ THỦY

CHUNG VỚI HỒN DÂN TỘC ĐÃ NỖ LỰC RA SAO ĐỂ ĐƯA TRANH

SƠN MÀI ĐẾN GẦN HƠN VỚI CÔNG CHÚNG.

Tác phẩm Nguyệt Lãm

của họa sĩ Nguyễn Đức Việt

Tác phẩm Câu Chuyện của họa sĩ

Nguyễn Trường Linh

Tác phẩm Vũ Điệu Núi Rừng của họa sĩ

Trần Ngoc Anh

VĂN HÓA & GIẢI TRÍ