40
N
hà báo - Nhạc
sĩ Chẩm Hồng
Giang hiện
đang công tác
tại Phòng Sự kiện – Giải
trí thuộc Trung tâm
THVN khu vực Nam bộ.
Sinh ra trong gia đình có
truyền thống âm nhạc,
Chẩm Hồng Giang gắn
bó với những làn điệu,
thanh âm từ rất sớm. Năm 16 tuổi, khi
đang học năm đầu của Trường Trung cấp
VHNT Đắc Lắc, nhạc sĩ gốc Nghệ An này
đã tập tành sáng tác và hoàn thành ca
khúc đầu tay
Nhớ ơn thầy cô
. Sau khi tốt
nghiệp Đại học và Cao học sáng tác tại
Nhạc viện TP.HCM, bên cạnh việc tiếp
tục sáng tác ca khúc cho những ca sĩ
Lâm Vũ, Quang Vinh, Lê Uyên Nhi, Ngọc
Linh, Đàm Vĩnh Hưng, nhóm Mây
Trắng,.…anh còn cố gắng sáng tạo trong
vai trò biên tập âm nhạc. Bên cạnh
những chương trình nhạc trẻ, anh cũng
mát tay trong việc xây dựng format các
chương trình nhạc cách mạng, truyền
thống trên sóng VTV9. Tác phẩm
Dâng
Người ngàn hoa chiến công
đánh dấu
bước đi mới trong sự nghiệp sáng tác
của anh ở dòng nhạc cách mạng. Bên
cạnh giải thưởng cao quý thì đây còn là
lời hứa của thế hệ trẻ mà anh đã trăn trở,
chiêm nghiệm trong thời gian qua.
Cảm hứng sáng tác ca khúc
Dâng
Người ngàn hoa chiến công
đến với
anh như thế nào?
Tôi bắt đầu viết những giai điệu đầu
tiên là hơn 6 năm trước, khi đứng trước
Lăng Bác và xem Lễ hạ cờ trong một lần
đi công tác ở Hà Nội. Hôm sau, tôi tiếp tục
đến sớm xem Lễ thượng cờ, và khi giai
điệu của bài
Quốc ca
vang lên thì những
nét nhạc đầu tiên của ca khúc hình thành.
Nhưng sau đó tôi cứ bị lúng túng trong việc
triển khai tác phẩm. Có lúc tôi định đưa
những câu khẩu hiệu vào, nhưng thấy quá
cứng nhắc nên bỏ dở giữa chừng. Tiếp
đến, tôi nghĩ rằng có thể báo công với Bác
về những thành quả mà đất nước đã đạt
được trong 51 năm qua kể từ ngày Bác đi
xa. Nhưng lại không thể thống kê trọn v n
vì cách mạng Việt Nam có quá nhiều dấu
son đáng tự hào. Cuối cùng, tôi quyết định
sáng tác thật đơn giản, là những suy nghĩ
chân thật nhất của cá nhân và tuổi trẻ Việt
Nam khi hướng về Bác. Khi đã thông suốt
và đủ trải nghiệm thì việc chuyển hóa chủ
đề này vào trong tác phẩm dễ dàng hơn,
dù chỉ bằng ngôn ngữ, hình tượng giản dị,
gần gũi.
Quá trình anh nộp tác phẩm dự thi
có thuận lợi không?
Sau khi có thông tin từ Hội Âm nhạc
TPHCM, tôi đã đăng kí và được Hội hỗ trợ
trong việc tổng hợp và gửi các tác phẩm
dự thi. Tôi không nghĩ tác phẩm của mình
được giải mà chỉ tham gia để ủng hộ cuộc
vận động của Ban Tuyên giáo TW. Hơn
nữa, là một nhà báo thì tôi nghĩ việc tham
gia cuộc thi là một cơ hội để người sáng
tác tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của
Bác, thấm nhuần tư tưởng của Người.
Bẵng đi hơn nửa năm thì nhận được tin
Nhạc sĩ Chẩm Hồng Giang
VƯỢT QUA HÀNG NGHÌN TÁC PHẨM DỰ THI, CA KHÚC
DÂNG NGƯỜI NGÀN HOA
CHIẾN CÔNG
ĐÃ XUẤT SẮC ĐOẠT GIẢI A CỦA CUỘC THI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 DO BAN
TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC. TÁC GIẢ CHẨM HỒNG GIANG TIẾT LỘ, ANH
SÁNG TÁC BÀI HÁT TỪ NHỮNG CẢM XÚC CHÂN THẬT VỀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
CỦA BÁC HỒ VÀ LỜI HỨA CỦA THẾ HỆ TRẺ TIẾP NỐI CON ĐƯỜNG CỦA BÁC.
TIẾP NỐI NÉT ĐẸP
CỦA NHẠC CÁCH MẠNG
Nhạc sĩ Chẩm Hồng Giang
VĂN HÓA & GIẢI TRÍ