Previous Page  55 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 55 / 92 Next Page
Page Background

55

lòng cho việc áp dụng công nghệ vào sản

xuất kinh doanh, họ cảm thấy việc xử lí thủ

công vẫn đảm bảo chất lượng và vẫn có thể

kiểm soát được vận hành. Nguyên nhân

một phần do đại đa số (98% doanh nghiệp,

theo số liệu của Tổng cục Thống kê) ở Việt

Nam vẫn thuộc loại vừa và nhỏ, khối lượng

công việc và mức độ phức tạp trong các

khâu hoạt động sản xuất chưa lớn, việc

quản lí thủ công vẫn tỏ ra hiệu quả và đơn

giản đối với doanh nghiệp. Khó khăn thứ

hai, ở chiều ngược lại, các startup công

nghệ vẫn đang thiếu nhân sự khảo sát thực

tiễn vận hành của các doanh nghiệp, do đó

họ chưa thực sự mang lại được những giải

pháp sâu sát với hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Hay nói một cách

khác, các công ty giải pháp công nghệ hiện

nay dường như chỉ đưa ra những giải pháp

mà họ cho là đúng, trong khi thực tế chưa

hẳn đã phù hợp với nghiệp vụ của các

doanh nghiệp vận tải.

Theo anh, làm thế nào để các

doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh

vực vận tải có thể bứt phá trong bối

cảnh thương mại điện tử phát triển với

tốc độ chóng mặt?

Để các startup trong lĩnh vực vận tải có

thể bứt phá, trước hết họ cần sống sót và

phát triển. Và để sống được thì trước tiên

các startup công nghệ trong lĩnh vực vận

tải cần phải đáp ứng đúng nhu cầu và giải

quyết được các vấn đề của doanh nghiệp

vận tải, hay nói ngắn gọn là cần phải có

khách hàng. Còn để bứt phá được, theo

quan điểm cá nhân của tôi, startup phải

chứng minh được rằng thị trường cần giải

pháp của họ, rằng giải pháp của họ thực

sự là mẫu số chung cho đại đa số doanh

nghiệp trong thị trường vận tải. Điều này

sẽ cần nhiều nguồn lực, bao gồm cả

nguồn lực hữu hình lẫn vô hình. Nhìn

chung, ngành vận tải vẫn còn rất nhiều

mảng cần sự trợ giúp của công nghệ để

tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Chúng ta

hãy cứ làm bài mà chưa cần nghĩ tới phần

thưởng, bởi mỗi cách giải sai được đưa ra

đồng nghĩa với cơ hội tìm ra lời giải đúng

sẽ được tăng lên.

Rất nhiều chuyên gia đưa ra lời

khuyên, các startup logistics muốn đi

xa hơn nữa thì cần tìm đến sự hỗ trợ

của các chuyên gia. Ý kiến của anh như

thế nào?

Tôi cho rằng, các startup nói chung,

bao gồm cả startup vận tải muốn tiến

được xa thì luôn cần sự đồng hành của

các chuyên gia. Các chuyên gia có thể là

những người có kinh nghiệm trong cùng

lĩnh vực, có thể là những nhà đầu tư, cũng

có thể là những cầu nối giữa các startup

với nhau. Chính họ sẽ giúp startup có

thêm sức mạnh từ nguồn lực hữu hình

như vốn và nguồn lực vô hình như trí tuệ,

các mối quan hệ… để có thể phát triển

mạnh mẽ hơn.

Từ thực tiễn phát triển doanh

nghiệp của mình, anh đánh giá như thế

nào về sự hỗ trợ của Chính phủ đối với

các startup đổi mới sáng tạo trong lĩnh

vực logistics?

Đối với các startup, bất kì sự hỗ trợ

nào đều rất đáng quý trọng, đặc biệt là

những sự hỗ trợ từ phía cơ quan chính

phủ. Trên thực tế, công ty XECA chúng tôi

cũng đã nhận được sự hỗ trợ của Vietnam

Silicon Valley Accelerator, một đơn vị trực

thuộc đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi

nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến

năm 2025” của Chính phủ, trong việc triển

khai những hoạt động kinh doanh của

mình. Đề án 844 đã tạo môi trường thuận

lợi về chính sách, khung pháp lí để các

startup ra đời và hoạt động, cũng như hỗ

trợ những bước đà đầu tiên về vốn cho

doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra đề án

này cũng đã giúp các startup có được sự

liên kết với nhau, tạo ra được những hệ

sinh thái khởi nghiệp – đây là điều rất cần

thiết để các doanh nghiệp cùng giải những

bài toán chung của thị trường, ví dụ như

thị trường vận tải mà tôi vừa đề cập đến.

Xin cảm ơn anh!

AN KHÊ

(Thực hiện)

Logistics là một ngành đầy tiềm năng tại Việt Nam

Tốc độ chuyển đổi số của ngành logistics

Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế

Ông Nguyễn Vinh Thụy