53
người bán hàng đóng vai trò là khách
hàng. Các startup cần phải tạo ra những
hệ thống phần mềm phù hợp, thỏa mãn
nhiều yêu cầu của thị trường và phải đi
trước một bước so với những đối thủ
khác. Khi khởi nghiệp trong lĩnh vực
Fintech quản lí bán hàng, startup có
nhất thiết phải là chuyên gia am hiểu
sâu trong ngành bán lẻ hay phải đi tìm
sự cố vấn, tư vấn từ các chuyên gia - đó
vẫn là một câu hỏi đang khiến nhiều
doanh nghiệp lúng túng.
Theo ông Phạm Văn Kỷ - Giám đốc
vận hành Giải pháp Quản lí Bán hàng
BePOS, ngay từ khi thành lập doanh
nghiệp, ông đã nhắm tới mục tiêu là thị
trường toàn cầu. Trong các thành viên
sáng lập công ty của ông có hai chuyên
gia công nghệ hàng đầu tại Australia. Bản
thân doanh nghiệp của ông cũng nhận
được sự cố vấn từ nhiều chuyên gia trong
suốt quá trình vận hành.
Tiến sĩ Lưu Hải Minh, Chủ tịch Công ty
Công nghệ mới Nhật Hải cho rằng, để có
thể đi xa và đi lâu trong lĩnh vực Fintech
bán hàng, các startup phải tự tạo ra một
nền tảng ưu việt, sử dụng công nghệ
blockchain để giữ chân khách hàng, đảm
bảo minh bạch giữa khâu sản xuất đến
khâu phân phối. Để làm được điều này,
các startup rất cần sự tư vấn từ chuyên
gia, mentor. Và quan trọng, họ phải đủ
thông minh để áp dụng hiệu quả những
lời cố vấn của các chuyên gia.
Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp – Nhà
sáng lập kiêm Giám đốc điều hành VNP
Group, Mentor trong lĩnh vực Fintech
bán hàng rất quan trọng. Họ là người
định hướng, giới thiệu cơ hội, hỗ trợ
startup trong chặng đường xây dựng và
phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều
nhà đầu tư không chỉ đóng vai trò người
hỗ trợ vốn mà còn là một nhà cố vấn lớn,
chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
cho startup.
Ông Nguyễn Văn Tuyền, CEO kiêm
nhà sáng lập Công ty Haybike, áp dụng
công nghệ thông tin vào trong kinh doanh,
bán hàng là một xu hướng tất yếu trong
bối cảnh thực tế hiện nay, giúp doanh
nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng trưởng
doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Tuyền
cho biết, doanh nghiệp của ông
đã chọn con đường nghiên cứu
phát triển trước, sau đó mới xây
dựng chiến lược thương mại,
maketing. Đây là một chiến
lược kinh doanh bắt đầu từ gốc
trước khi tiến đến định vị khách
hàng và xây dựng mô hình bền
vững lâu dài. Trên chặng đường
phát triển của mình, sự cố vấn
của các người cố vấn đã giúp công ty ông
giảm bớt rất nhiều sai lầm, rút ngắn con
đường đến với thành công. Ông Tuyền
nhấn mạnh, nếu startup không có ý tưởng
tốt, sản phẩm tốt thì rất khó tìm được
người cố vấn uy tín đồng hành. Hiện nay,
tại Việt Nam trên thế giới, có rất nhiều tổ
chức ươm tạo, diễn đàn khởi nghiệp có
thể giúp cho các startup nhiều kênh tham
khảo cũng như tạo cơ hội tiếp cận các
chuyên gia, người cố. Theo lời khuyên
của ông Nguyễn Văn Tuyền, các startup
nên tiếp cận những sự kiện như Ngày hội
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia –
Techfest, dành cho cộng đồng khởi nghiệp
sáng tạo tại Việt Nam, do Bộ Khoa học và
Công nghệ chủ trì, để tìm kiếm các nhà cố
vấn cũng như nhiều cơ hội cho doanh
nghiệp của mình. Tại diễn đàn này, các
startup sẽ có cơ hội cọ xát, trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm, kết nối với
các chuyên gia, cố vấn uy tín.
DIỆP CHI
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về vai trò
của các chuyên gia trong lĩnh vực
Fintech bán hàng, các start-up có thể
theo dõi chương trình
Khởi nghiệp
đổi
mới sáng tạo do Ban Khoa giáo VTV2
thực hiện sản xuất, trong khuôn khổ
Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia
đến năm 2025”.
Ngày càng nhiều startup
bước chân vào lĩnh vực Fintech
trong quản lí bán hàng