Trên góc độ của một giám đốc
vận hành doanh nghiệp cung cấp các
giải pháp về thương mại điện tử trong
lĩnh vực vận tải, anh đánh giá như thế
nào về tốc độ chuyển đổi số của ngành
logistics Việt Nam hiện nay?
Logistics là một trong những ngành
“dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là
quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp,
đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng
hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm
thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập
khẩu cho hàng. Ngoài ra, logistics còn làm
nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên
quan đến hàng hóa để thuận lợi cho
người bán hoặc người mua theo yêu cầu
riêng. Nói cách khác, logistics là “nhân vật
trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản
xuất đến tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam,
logistics có thể được hiểu là ngành vận tải
nói chung – bao gồm vận tải hàng hóa và
vận tải hành khách. Đối với lĩnh vực vận
tải hàng hóa ở Việt Nam, tỉ lệ các doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ vào quản lí
kho bãi và chuỗi cung ứng chưa cao, theo
thống kê chỉ khoảng dưới 15% các startup
đáp ứng được điều này, trong đó các mắt
xích trong vận hành vẫn còn mang tính thủ
công. Tốc độ chuyển đổi số của ngành
vận tải hàng hóa trong 2 năm trở lại đây
diễn ra khá nhanh – lí do chính xuất phát
từ nhu cầu phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử tại Việt Nam. Ngược
lại, với lĩnh vực vận tải hành khách, mới
chỉ có một bộ phận rất nhỏ các hãng xe
khách lớn nhận thức được tầm quan trọng
và dành sự quan tâm đúng mức cho việc
ứng dụng công nghệ trong vận hành. Có
thể nói, nếu so sánh với vận tải hàng hóa,
tốc độ lẫn tỉ lệ ứng dụng công nghệ của
ngành vận tải hành khách vẫn còn rất
khiêm tốn.
Anh có thể chia sẻ về những khó
khăn và thách thức đối với các startup
khởi nghiệp trong lĩnh vực cung cấp
giải pháp về thương mại điện tử trong
lĩnh vực vận tải?
Khó có thể kể hết những khó khăn của
các startup logistics, tuy nhiên, bằng trải
nghiệm của bản thân trong quá trình vận
hành doanh nghiệp, tôi cho rằng có hai khó
khăn chính trong việc áp dụng công nghệ
cho doanh nghiệp vận tải. Đầu tiên, bản
thân các doanh nghiệp vận tải chưa sẵn
Khởi nghiệp trong lĩnh vực kết nối trung gian
CẦN LẮM SỰ HỖ TRỢ
SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ THAY ĐỔI THÓI QUEN TIÊU DÙNG TỪ MUA BÁN
TRUYỀN THỐNG SANG TRỰC TUYẾN, ĐEM ĐẾN NHIỀU CƠ HỘI VÀ CẢ THÁCH THỨC CHO LĨNH VỰC KẾT
NỐI TRUNG GIAN LOGISTICS. TUY NHIÊN, THEO ÔNG NGUYỄN VINH THỤY - GIÁM ĐỐC VẬN HÀNH
CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ XECA - CHUYÊN CUNG CẤP HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TỔNG THỂ CHO
CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, VIỆT NAM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ MỘT THỊ TRƯỜNG ĐẦY TIỀM NĂNG
VÀ HẤP DẪN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS, TUY NHIÊN ĐỂ THỰC SỰ THÍCH ỨNG
VỚI BỐI CẢNH 4.0, CÒN RẤT NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM.
Các startup logistics có thể tham khảo nhiều
thông tin hữu ích về khởi nghiệp trong
chương trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
của VTV2
Đề án 844 đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các
startup logistics
54
PHÍA SAU MÀN HÌNH