Xuân Canh Tý 2020
98
ĐƯỜNG ĐẾN RANTEPAO
Sulawesi đón chúng tôi bằng cái nóng hầm hập
trong buổi chiều muộn sau 3 tiếng bay từ Kuala
Lumpur. Cỏ khô úa hực màu trong nắng chiều vàng,
làm tôi cứ ngỡ mình đang lạc bước đâu đó ở châu Phi.
Chúng tôi không nấn ná ở Makassar thêm chút nào
nữa, vì 9h tối là xe bus đi Rantepao sẽ khởi hành.
Chặng đường Makassar - Rantepao hơn 300km, hoàn
toàn là đường đèo núi, nghe đồn rằng cảnh sắc đẹp
nhưng để tiết kiệm thời gian chúng tôi đành phải chọn
xe bus đêm. Nằm xe lắc lư đúng 8 tiếng thì Rantepao
hiện ra trong sương sớm. Rantepao là thị trấn chính
của Tana Toraja, vùng cao nguyên phía Nam Sulawesi,
cách thủ phủ Makassar hơn 300km. Tana Toraja luôn
được truyền thông khai thác bằng những bài báo rùng
rợn gây tò mò về "cúng bái", "người chết vẫn đi", nên
các nghi thức về đám tang và chôn cất của người dân
vùng này luôn là tâm điểm khám phá dành cho khách
du lịch. Với tính hiếu kì và tất cả lòng can đảm sẵn có,
chúng tôi đã không bỏ sót điểm đến nào của vùng
trong vòng 2 ngày.
TORAJA, CUỘC SỐNG THỰC
KHÔNG Ở TRẦN GIAN
Được mang danh "vùng đất của các vị vua cõi
trời", Tana Toraja mang trong mình bề dày tập tục tín
ngưỡng và cao hơn hết vẫn là niềm tin vào một cuộc
sống mới sẽ bắt đầu sau cái chết. Họ tin rằng, với mọi
nỗ lực mà gia đình gửi gắm thông qua hàng loạt những
nghi lễ cầu kì thì người đã khuất sẽ được đưa đến Puya
- thế giới của linh hồn. Trong thời gian chờ đợi để
những nghi thức thiêng liêng được diễn ra thì người
chết vẫn chung sống với gia đình, vẫn được người thân
mời ăn uống, mọi vật dụng cá nhân được để cạnh bên.
Tôi đã gặp một người quá cố như thế, qua đời 4
tháng nay nhưng vẫn yên nghỉ trong chiếc quan tài để
mở và chờ đợi cho đến khi được chính thức đưa đến
Puya. Tùy vào vị thế trong xã hội của gia đình, mức độ
giàu nghèo mà độ tốn kém cho đám tang khác nhau.
Nhưng ngạc nhiên hơn hết thảy là sự hân hoan và phấn
khởi của gia đình và của cả cộng đồng khi đưa được
người thân của họ đến với Puya chảy tràn trong từng
nghi lễ, tuyệt nhiên không hề thấy sự đau buồn vì mất
mát nữa.
Người Toraja tin rằng, người chết cần thật nhiều
trâu để đến Puya được nhanh hơn. Chúng tôi được
tham dự vào buổi lễ hiến tế 12 con trâu của một đám
tang, là ngày thứ 5 trong tổng cộng 7 ngày. Người chết
là một cụ ông mất cách đó 4 tháng. Giá một con trâu
là 30 triệu rupi (50 triệu VND). Theo lời hướng dẫn
viên thì đây chỉ là đám tang bình thường, đối với
những dòng họ danh gia vọng tộc hoặc giàu có thì số
lượng trâu có khi lên đến 100 con, và đặc biệt là phải
có con trâu đốm, có giá bằng một chiếc Mercedes.
Đến chậm 5 phút, chúng tôi bị lỡ mất nghi lễ hiến tế,
chỉ kịp thấy những thân trâu nằm vật trên đất, hóa
mình vào nghi thức linh thiêng.
Tôi vô cùng ngưỡng mộ tinh thần vị cộng đồng của
người Toraja, thể hiện vô cùng rõ nét trong từng nếp
nhà, từng hoạt động. Họ cứ đan quyện vào nhau mà
sống, mà tôn thờ tín ngưỡng, cần mẫn làm những gì mà
họ cho là cần thiết để cuộc sống bên kia được bắt đầu
tốt nhất sau kiếp hiện sinh.
BÍ MẬT NHỮNG NGÔI MỘ TREO
Người Toraja sở hữu một trong mười hình thức an
táng người chết kì bí nhất thế giới, huyền táng. Quan tài
treo cao, quan tài đặt vào vách núi hoặc trong hang
động, sọ người xương người chất chồng dọc theo lối
đi... những hình ảnh hóa ra không hề rùng rợn ấy lướt
qua mắt chúng tôi như những thước phim trên kênh
truyền hình Discovery. Để rồi đọng lại là một cảm giác
bâng khuâng khó tả khi nghĩ về cả một đời người sống
phải cặm cụi chuẩn bị và phục vụ cho cái chết của
người thân, dẫu biết rằng họ làm tất cả mọi điều đó vì
một niềm tin và trách nhiệm, nhưng tôi vẫn tự hỏi, vậy
thì có gì dành cho người đang sống? Cuộc sống sau cái
chết mới là cuộc sống vĩnh hằng, người sống làm lụng
cả đời cũng chỉ để lo mọi thứ cho người đã khuất có
được cuộc sống tốt đẹp nơi cõi vĩnh hằng. Giàu hay
nghèo được đánh giá qua ma chay tang lễ, qua đám mộ
trên núi cao hay chỉ trong hòn đá bên đồi, qua số lượng
trâu được giết ngả nghiêng tế trời, tế đất...
Với quan niệm vách núi càng cao thì đường lên
thiên đàng càng gần, người Toraja cổ xưa đã nỗ lực
bằng mọi cách có thể để an táng người quá cố tận trên
vách núi cao, tất cả vì một niềm tin và ước nguyện ngàn
đời đưa được người thân của mình đến thế giới vĩnh
hằng Puya. Ngày nay, quan tài ít được đưa lên cao
(chắc vì không còn chỗ), mà phần lớn được táng vào
hang động hoặc mộ huyệt được đục đẽo thẳng vào
trong đá. Mộ đá công phu nên cũng chỉ dành cho người
giàu có và tầng lớp cao trong xã hội, thường thì cả gia
đình có chung một huyệt mộ.
Nếu ai hỏi tôi có sợ không khi chui vào hang tối nơi
có rất nhiều hài cốt, thật lòng mà nói thì cái sự tò mò to
lớn đã lấn át nỗi sợ nhỏ nhoi. Hơn nữa, sau những gì
đã được chứng kiến ở đây, tôi cũng đã nhìn nhận về cái
chết theo cách của người Toraja luôn rồi, chết chỉ là một
ga tạm dọc đường trong cuộc hành trình chuyển tiếp từ
cõi trần sang cõi vĩnh hằng.
HÀNH TRÌNH MAKASSAR - RANTEPAO THUỘC ĐẤT
NƯỚC INDONESIA TRONG THỰC TẾ GIAN NAN
HƠN NHIỀU SO VỚI HÌNH DUNG, NHƯNG THẬT
XỨNG ĐÁNG CHO TỪNG PHÚT GIÂY TRẢI
NGHIỆM. THÊM MỘT LẦN TÔI ĐƯỢC LANG THANG
TỪNG BƯỚC CHÂN TRÊN ĐẤT NƯỚC NÀY BẰNG
ĐA CHIỀU CẢM XÚC. THỨ ĐƯỢC GẶP NHIỀU
NHẤT TRONG HÀNH TRÌNH NÀY LÀ CON TRÂU
DƯỚI MỌI HÌNH THÁI VÀ NHỮNG NHÀ MỒ,
NHỮNG ĐÁM TANG TƯNG BỪNG NÁO NHIỆT NHƯ
MỘT NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA DÂN BẢN ĐỊA
TANA TORAJA. VÂNG, BẠN KHÔNG NGHE NHẦM
ĐÂU, ĐÁM TANG Ở ĐÂY HOÀN TOÀN KHÔNG
PHẢI LÀ MỘT SỰ KIỆN BUỒN THẢM MÀ NÓ THỰC
SỰ NHƯ MỘT NGÀY HỘI LÀNG.
Tana Toraja
NƠI KẾT THÚC CHÍNH LÀ NƠI BẮT ĐẦU
Bài: TRƯƠNG PHI LOAN - Ảnh: THU TÂM
Làng Kete Ketsu với những ngôi nhà tongkonan truyền thống, mái cong vút hình thuyền
Tượng tautau trong những
nhà mồ khoét trên vách núi đá
Quan tài được treo trên vách đá, người giàu thì được
treo lên thật cao, người nghèo hơn thì tạm ở bên dưới
Sừng trâu được treo lên cột trước nhà như một thứ
trang trí đồng thời cho thấy mức độ kinh tế của chủ nhà