Previous Page  101 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 101 / 120 Next Page
Page Background

101

T

hành tựu nổi bật đó được thực hiện thành

công đúng vào dịp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Sự kiện đó

như một dấu mốc khẳng định, không phải

không có lí khi suốt mấy chục năm qua, người dân thủ

đô cũng như cả nước đều coi nơi đây như một địa chỉ

y tế tin cậy hàng đầu. Bận rộn với hàng trăm công việc

của những ngày cuối năm nhưng PGS.TS.TTND

Nguyễn Duy Ánh vẫn bớt chút thời gian dành cho

chúng tôi mà như lời ông “đó là niềm vui lớn đồng thời

là cũng là kết quả của cả một tập thể luôn coi việc phục

vụ người bệnh như một sứ mệnh”. “những ngày đầu

tháng 10 dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật của các giáo sư

hàng đầu Châu Âu, kíp mổ của các bác sĩ Bệnh viện

Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công cuộc phẫu

thuật trong buồng ối cho 2 ca mang song thai có chung

bánh nhau. Ca thứ nhất là một sản phụ mang song thai

23 tuần có chung bánh nhau, vì chung bánh rau (chung

nguồn dinh dưỡng) nên 2 thai truyền máu cho nhau,

nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng: một thai nhận được

nhiều máu quá sẽ phù não, phù các mô trong cơ thể,

ngược lại thai nhận được ít máu hơn sẽ thiếu máu, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận… Ca thứ hai là

một sản phụ ở Hưng Yên, cũng mang song thai chung

bánh nhau nhưng thời điểm nhập viện đã có biến

chứng rất nặng: thai được truyền thiếu máu đã bị suy

dinh dưỡng nghiêm trọng kèm dị tật. Vì thế, với ca này,

kíp mổ quyết định can thiệp cứu lấy một thai còn khỏe

mạnh, vì thai còn lại nếu có cứu được cũng chắc chắn

mang dị tật nặng nề sau này.” Trước tình hình đó, các

kế hoạch được phác thảo một cách tỉ mỉ và nhanh

chóng. Hai ca mổ được thực hiện gối đầu, từ 15h đến

khoảng 18h. Sau mổ 3 ngày, sức khỏe của 2 sản phụ

tốt, tình trạng các thai nhi đang được theo dõi tích cực

và sau đó có thể khẳng định ca mổ đã thành công tốt

đẹp. Theo

PGS.TS

Nguyễn Duy Ánh, kỹ thuật can thiệp

bào thai là kỹ thuật hiện đại nhất trong lĩnh vực y học

bào thai hiện nay, có thể can thiệp được ở hầu hết các

cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng

phổi… sau khi được phê duyệt, bệnh viện đã có quá

trình chuẩn bị kỹ lưỡng, cử các chuyên gia sang Pháp

học tập, chuyển giao kinh nghiệm hàng năm trời tại

Bệnh viện hàng đầu của nước này, đồng thời đầu tư

phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể thực hiện các

ca mổ khó, phức tạp nhất về sản khoa. Chi phí thực

hiện kỹ thuật này trung bình khoảng 50 triệu đồng/ ca.

Nhưng được biết hiện nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

đang thực hiện can thiệp miễn phí hoàn toàn cho

những ca đầu tiên, trong đó đặc biệt ưu tiên những

bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chia sẻ với chúng

tôi những ngày cuối năm, chị Định Thị Huệ (Hải hậu –

Nam Định) kể về câu chuyện cuộc đời mình, theo đó,

khi niềm vui mang thai lần đầu chưa được bao lâu, chị

được các bác sĩ thông báo mình bị hội chứng truyền

máu song thai. Truyền máu song thai là hội chứng khá

hiếm gặp trong thai kỳ, chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/10.000

trên các bà mẹ mang song thai. Đây là biến chứng

nguy hiểm của song thai cùng trứng, chỉ gặp ở song

thai một noãn, một bánh nhau, hai buồng ối, do có sự

tiếp nối tuần hoàn giữa hai thai ở bánh nhau. Hậu quả

là thai phụ dễ sinh non, một thai chết do suy, thai còn

lại tính mạng cũng nguy hiểm do bị phù, suy tim... vì

nhận quá nhiều máu từ thai kia. Trước đó, với các bác

sĩ, hội chứng truyền máu song thai luôn là “nỗi đe

dọa” bởi rất khó xử lí, nếu thai phụ mắc hội chứng này

ở trước tuần thai 20 tuần, tỷ lệ tử vong thai nhi gần

như 100%... Chị Huệ nhập viện Bệnh viện Phụ sản Hà

Nội khi thai được 23 tuần, các bác sĩ đánh giá tình

trạng đã muộn nhưng vẫn cố gắng can thiệp. Và dưới

sự hết lòng của các y bác sỹ bệnh viện phụ sản cùng

với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài,

trường hợp của chị Huệ được can thiệp và phẫu thuật

thành công. Cùng với trường hợp của chị Huệ, chị Lê

Thị Hoài (Mỹ Hào - Hưng Yên) cũng có hoàn cảnh

tương tự. “Khi đi kiểm tra thai định kỳ tôi được bác sĩ

phát hiện hai thai nhi có chung bánh nhau, được bác

sĩ giải thích về nguy cơ cho trẻ, gia đình rất lo lắng.

Sau đó, bác sĩ động viên và tư vấn có thể can thiệp

bào thai, gia đình đã đồng ý và mẹ con tôi đã được

thực hiện can thiệp để con có cơ hội được cứu sống,

đó như điều thần kì xuất hiện trong hoàn cảnh của tôi.

Điều tuyệt vời hơn nữa, chi phí thăm khám chữa trị tôi

đã được bệnh viện miễn phí hoàn toàn. Từ tận trái tim

mình, tôi muốn gửi lời cảm ơn của cả gia đình tới các

y bác sỹ, thầy thuốc của bệnh viện phụ sản Hà Nội.”

Ngồi với chúng tôi những ngày cuối năm, Giám đốc

bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng nói về câu chuyện

của hai người phụ nữ may mắn trên và cho rằng, đó

cũng là dấu mốc đáng nhớ, rất đáng để tự hào khi

bệnh viên Phụ sản Hà Nội là cơ sở sản phụ khoa công

lập đầu tiên của Việt Nam thực hiện can thiệp thai nhi

trong buồng ối. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nâng

cao việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực,

nâng cấp phòng mổ đạt chuẩn. Tôi tin rằng với tấm

lòng và trách nhiệm cũng như sự trau dồi kiến thức

hàng ngày, y hoạc bào thai trong thời gian tới sẽ trở

thành một mũi nhọn, một lĩnh vực đáng tự hào của

bệnh viện phụ sản Hà Nội”.

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN, NHIỀU NĂM NAY, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI ĐÃ ĐẠT

ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TỰU TO LỚN TRONG LĨNH VỰC Y HỌC. MỚI ĐÂY, NIỀM VUI LẠI ĐẾN VỚI NHỮNG

NGƯỜI THẦY THUỐC KHI CÁC BÁC SĨ CỦA BỆNH VIỆN VỪA THỰC HIỆN PHẪU THUẬT CAN THIỆP

TRONG BUỒNG ỐI THÀNH CÔNG CHO HAI CA MANG SONG THAI CỰC KỲ PHỨC TẠP. ĐÂY LÀ KỸ

THUẬT CAO NHẤT TRONG SẢN KHOA VÀ LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CÁC BÁC SỸ VIỆT NAM THỰC HIỆN.

Ông Vũ Trần Hà, Phó Vụ trưởng, Vụ sức khỏe bà

mẹ trẻ em, Bộ Y tế: “Kỹ thuật can thiệp bào thai là

kỹ thuật chuyên sâu, ý nghĩa và rất nhân văn đối

với các bào thai bệnh lý còn đang nằm trong bụng

mẹ. Từ trước đến nay, chúng ta mới có khái niệm

qua siêu âm để chẩn đoán được các dị tật thai nhi

trước sinh, còn về can thiệp chữa ngay từ trong tử

cung thì chưa thực hiện được. Tuy nhiên đến thời

điểm hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đi đầu

trong việc thực hiện kỹ thuật này. Mong rằng Bệnh

viện sẽ triển khai được kỹ thuật này thành thạo và

từ đó chuyển giao được kỹ thuật này tới các đơn

vị, bệnh viện trong cả nước, nhằm nâng cao hơn

nữa chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân.

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh trực tiếp

thăm khám cho bệnh nhân

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh và tập thể y bác sĩ

luôn đặt sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh thăm bệnh nhân

sau can thiệp bào thai

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

THÀNH CÔNG LỚN VỚI

“Y HỌC BÀO THAI”

HƯƠNG PHÚC

Xuân Canh Tý 2020