Xuân Canh Tý 2020
114
N
ăm nay, Tất niên trùng với lễ thôi nôi của cu
Tùng, cháu đích tôn nhà ông Hiện. Ông bà và
bố mẹ cháu tính làm tiệc mời họ hàng chòm
xóm nhân thể. Bộn bề mấy thì mọi người
cũng phải đến. Cũng gọn gàng thôi, không rườm rà mất
thì giờ như ngày rộng tháng dài trong năm.
Nhà ông Hiện có mỗi anh con trai và hai cô con gái. Vì
cái anh con đẻ thêm cho nếp tẻ này mà ông bị kỉ luật đấy.
Giai đoạn ấy, chính sách sinh nở siết chặt. Ông lại là đảng
viên. Nhưng ở làng, cái lệ nó thế. Ông vẫn nhớ, sau khi vợ
ông sinh đứa con gái thứ hai, vào cái ngày giỗ tổ bên nhà
thờ họ, ông bị một phen muối mặt. Ấy là lúc ngồi ăn. Một gã
mặt hoai hoai nhưng vợ đẻ hai quý tử gọi toáng: “Bác Hiện
đâu, lên đây ngồi em có tí chuyện”. Ngay lập tức, ông phó
họ e hèm, liếc xéo, nhắc nhở: “Thằng Hiện chưa thể ngồi
dãy chính trong từ đường được. Cứ ngồi ở bên ấy, để còn
có chí mà phấn đấu. Ông là không có yêu có ghét, nhưng
luật họ quy định thế rồi”. Ông phó họ nghĩa là em trai ruột
ông trưởng họ. Ông trưởng đã khuất núi. Anh con trai ông
trưởng là bác sĩ, lại sống ở thành phố, cho nên mỗi khi về
quê lo việc giỗ chạp đều trông cậy hết vào ông chú ruột này.
Từ việc lớn như mồ mả, thờ tự, công quỹ, xây dựng,
khuyến học họ đến việc nhỏ như phân vai vế, chỗ ngồi dự
cỗ cũng do ông phó họ tư vấn và chỉ đạo.
Ông Hiện khi ấy về đá thúng đụng nia. Vợ ông, gái
lấm chân khoai lúa, cười hớn hở: “Em thì đẻ bao nhiêu
chả được. Chỉ lo anh bị kỉ luật thôi”. Ông khi ấy là chàng
trai ba nhăm đầy khí thế. Đuổi thì đuổi. Đuổi thì về chăn
gà, nuôi lợn. Chứ như thế này thì nhục lắm. Nói đẻ là đẻ.
Ơn tiên tổ, bà sinh thằng Cường luôn bận ấy. Ông đang
phó phòng nông nghiệp huyện, bị kỉ luật, về chức nhân
viên. Ờ thôi, làm thì phải chịu. Phấn đấu để được mát
mặt ở làng thì phải rát mặt ở cơ quan chứ. Rồi thằng
Cường con trai ông, thế mà khá. Lấy vợ là đẻ luôn con
giai. Tiệc hôm nay, nhất định đón cho kì được cụ phó họ
đến. Nhất định cụ phải đến. Cỗ bàn tinh tươm, ông Hiện
sai con trai đem xe ô tô đi rước cụ phó.
Lại nói về cụ phó họ. Năm nay tám bảy, xếp vào bậc
cao niên làng. Gia đình cụ vẫn rất yên ổn với mô hình
tứ đại đồng đường. Mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình
quây quần như có hội. Không khí nhà cụ, đến bên
ngành trưởng còn phải ghen tị ấy. Con cháu cụ tỏ ý
không muốn cụ đi Tất niên bên nhà ông Hiện. Chả phải
vì hẹp hòi gì. Mà cụ đang không khỏe. Cả tháng nay cứ
ốm dây dưa không khỏi. Chạp thì nhiều việc. Anh
trưởng họ thì mỗi lần về lại chạy sang xin ý kiến việc nọ
việc kia. Làng hay họ đến mời mọc gì, con cháu giấu tiệt
không nói cho cụ biết. Cụ hỏi người ta đến làm gì đông
thế, có hỏi gì tôi không? Chúng đều nói họ tới chơi, hỏi
thăm cụ xem khỏe chưa thôi. Dạo này làng đang có
dịch sốt lạ, phải cách li cụ cho mau khỏi. Cụ nghe thì
biết thế. Nhưng ngờ lắm. Nhẽ chúng nó đang hiệp đồng
tác chiến để nói dối cụ đây mà. Cụ nghe gió, nghe đất
giời là cụ biết ngày xấu hay tốt. Cụ còn biết, thôi nôi con
thằng Cường vào đúng Ba mươi Tết. Lạ nhể. Nhẽ nào
nó quên mời cụ. Ông nội nó, tay Hiện ý, cụ lại chả chửi
cho sấp mặt ý chứ. Đang hóng binh tình thì cụ nghe
thấy tiếng xe đi vào sân. Cái sân gạch Bát Tràng đỏ au,
sạch bóng được trang trí cây cảnh, non bộ rất đẹp. Chả
biết ô tô nó lớn hay nhỏ mà êm thế. Êm mấy thì cụ cũng
nghe ra. Trộm vía cụ, răng lợi rụng hết, phải dùng cả hai
hàm giả. Nhưng tai thì lại thính và mắt thì vẫn còn dùng
được. Sân nhà cụ to thứ ba ở làng này. Ngồi lúc ba
mươi mâm cỗ. Ô tô đỗ đâu thì đỗ chứ. Để xem, mấy
đứa có gọi cụ ra không, hay lại lờ đi. Rất vớ vẩn.
“Cụ ơi! Mời cụ ra ngoài nhà. Anh Cường tới đón cụ
đi tiệc kìa. Cụ nhớ diện bộ gấm hôm vợ chồng thằng
Bài may nhé”. Con giai cụ gọi đấy. Bài là cháu đích tôn
của cụ. Nó chạc tuổi thằng Cường. Nhưng sáng nay
chúng nó đi đưa Tết bố vợ nó ở huyện bên sông. Cụ
khẽ hắng giọng thay cho câu trả lời. Cụ nhỏm dậy, đi lại
cái tủ đứng bằng gỗ. Mở tủ, cụ đứng ngắm mắc áo
truyền thống đủ màu do con cháu may tặng. Bộ xanh,
bộ đỏ, bộ tía, bộ vàng... Dễ đến bảy bộ. Áo nào khăn
ấy. Phải rồi, chọn bộ gấm tía thằng Bài thửa dưới làng
lụa. Cụ nhẩn nha thay áo xống, xỏ hài, đội khăn xếp.
Trong gương, như là một nhân vật khác, chĩnh chện,
sang trọng, trí thức uyên thâm. Khác hẳn với lão già ốm
o bết bát ngày dưng. Đúng là người đẹp vì lụa. Không
những thế, mùi lụa mới còn khiến cụ cảm thấy khỏe ra
rất nhiều. Dáng đi cụ vẫn rất ngay ngắn nhưng cụ vẫn
cầm cây trượng gỗ, mở cửa đi ra.
Anh cu Cường nom thấy cụ phó họ diện mạo thần
thái sáng bừng thì cả mừng, còn đồ cụ giả ốm. Anh
chạy lại đỡ cụ. Ôi dà! Bàn tay cụ còn ấm lắm. Chỉ mái
tóc là phơ phơ trên vành khăn sếp, trắng không sót sợi
nào. "Cụ để con đỡ cụ ra xe nhé". "Thôi, không dám, tôi
BÁC SĨ NHA KHOA
Truyện ngắn của
TỐNG NGỌC HÂN
Ảnh minh họa