Previous Page  106 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 106 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Canh Tý 2020

106

THỰC HƯ CHUYỆN ÔNG DONALD TRUMP

THÍCH XEM TIVI

Có rất nhiều đồn đoán về sở thích của ông Donald

Trump đối với truyền hình. Một số tờ báo từng khẳng

định, ông Trump rất thích xem tivi. Tờ Business Insider

cho biết, ông dành ít nhất 4 tiếng mỗi ngày cho màn ảnh

nhỏ, trong khi trang The Hill lại đăng tải thông tin, ông

xem truyền hình lên đến 8 tiếng một ngày. Tuy nhiên,

theo như lời ông Trump chia sẻ với các phóng viên trên

chuyên cơ Air Force One vào tháng 9/2017 thì kể cả khi

ông còn ở New York, và bây giờ là Washington, mọi ưu

tiên trong ngày đều dành cho công việc quan trọng

nhất: đọc tài liệu. Ông không xem tivi nhiều và cũng

không hiểu vì sao truyền thông cứ thích gán ông với

thói quen xem truyền hình cả ngày. Tờ Huffpost khẳng

định, dù không có nhiều thời gian xem tivi, song đôi khi

ông vẫn vừa làm việc, vừa để mắt đến màn hình nhỏ

như một thói quen. Trong phòng ăn tại Nhà Trắng có

một chiếc tivi 60 inch, nó chính là vật dụng giúp ông

tranh thủ theo dõi các các bản tin truyền hình trong

ngày. Theo thời báo New York Times, ông đặc biệt yêu

thích phong cách làm tin của nhà báo Jeanie Pirro,

Sean Hannity và Laura Ingraham của Fox News và ông

rất ghét Don Lemon của CNN.

Ông Trump là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ có

xuất thân từ một ngôi sao truyền hình. Trước khi thắng

cử, ông Donald Trump đã nổi tiếng khi đóng nhiều

quảng cáo, đứng sau các cuộc thi hoa hậu tầm cỡ hay

tham gia chương trình truyền hình thực tế, thể thao giải

trí… Chuyên trang điện ảnh IMDB thống kê, ông là

"diễn viên" trong 22 chương trình truyền hình và phim

điện ảnh, trong đó có 19 lần đều là vai chính mình, gồm

Sex and the City, Home Alone 2: Lost in New York,

Zoolander, The Fresh Prince of Bel-Air...

Thành công

vang dội của cuộc thi

The Apprentice (Người tập sự)

qua nhiều mùa đã cho thấy sự “mát tay” của ông trong

vai trò một nhà sản xuất truyền hình. Lời giới thiệu ở

mùa đầu tiên: “New York, thành phố của tôi là nơi

những chiếc bánh xe của nền kinh tế toàn cầu không

bao giờ ngừng xoay chuyển" hay câu nói “Bạn bị sa

thải” (You’re fired) đã trở thành một thương hiệu trong

truyền hình thực tế.

KỈ NGUYÊN TRUYỀN HÌNH TRUMP

Tháng 9/2019, khi cuốn sách với tên gọi:

Audience

of One: Donald Trump, Television, and the Fracturing of

America (Khán giả số 1: Donald Trump, Truyền hình và

sự rạn nứt của nước Mỹ”

của James Poniewozik ra mắt,

đã ngay lập tức gây bão dư luận. James Poniewozik đã

đưa độc giả trở về quá khứ khi đào bới lại một cuộc

phỏng vấn của ông Trump trên truyền hình năm 1981,

khi ông mới 35 tuổi. Ông nói: “Có lẽ, tôi sẽ chẳng bao

giờ tranh cử Tổng thống bởi môi trường truyền hình thật

nhạt nhẽo. Một người có quan điểm mạnh mẽ, không đi

theo lối mòn sẽ khó có cơ hội chiến thắng một người dù

không có bộ óc siêu việt, nhưng lại có nụ cười dễ mua

chuộc lòng người”. Nói như vậy để thấy, ông Trump biết

rằng, thời đại đó chỉ chấp nhận những chính trị gia xây

dựng hình ảnh đẹp trên truyền hình. Thế nhưng, cuộc

sống luôn thật khó đoán, bởi 35 năm sau đó, ông đã trở

thành người phá vỡ mọi nguyên tắc trên truyền thông.

Xuất thân là một ngôi sao truyền hình thực tế, ông

Donald Trump nắm rất rõ bí quyết tỏa sáng trên truyền

hình. Với kinh nghiệm gần nửa thế kỉ trên thương

trường và hàng thập kỉ gắn bó với truyền hình, ông

Donald Trump đã làm rất tốt lời khuyên của cựu cố vấn

Roy Cohn: “Hãy luôn làm truyền thông chú ý”. Trong khi

các ứng viên tổng thống khác rất cẩn trọng với các cuộc

phỏng vấn thì ông Trump luôn sẵn sàng với các đài

truyền hình khác nhau trong giai đoạn khởi động. Chính

Giám đốc CNN Jeff Zucker thừa nhận: “Ông Trump luôn

gật đầu mỗi khi chúng tôi yêu cầu được phỏng vấn.

Theo một nghiên cứu của công ty Media Quant, trong

suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã được quảng

cáo miễn phí, với tần suất xuất hiện trên truyền thông

có giá trị tương đương 5,2 tỉ USD. Đổi lại, các kênh

truyền hình cáp chấp nhận điều này lại được hưởng

lượng người xem không ngừng tăng, đồng nghĩa với

việc gia tăng doanh thu quảng cáo chóng mặt. Tần suất

phủ sóng trên truyền hình đã vô tình đem lại cho ông

Trump và ekip của mình hàng tỉ USD giá trị về mặt

truyền thông miễn phí.

Xuất hiện nhiều nhưng Trump không phải là một người

được lòng truyền thông. Ông nổi tiếng là người thường có

nhiều phát ngôn gây tranh cãi, có khi vì quan điểm cực

đoan, cũng có khi vì những nhận định mang tính cảm tính,

chủ quan mà không có bằng chứng cụ thể. Xích mích nổi

tiếng nhất của ông với truyền thông phải kể đến mối quan

hệ “cơm chẳng lành” với hãng tin tức lớn nhất thế giới -

CNN. Trong cuộc họp báo đầu năm 2017, ông gay gắt chỉ

trích CNN là "tin tức giả" và có màn đấu khẩu căng thẳng

với phóng viên Jim Acosta. Đó là cuộc tiếp xúc truyền

thông xoay quanh việc tình báo Mỹ công bố thông tin Nga

can thiệp cuộc bầu cử năm 2016 và đang nắm trong tay

các bằng chứng có thể gây bất lợi cho ông Trump.

Trải qua năm 2019 với nhiều dấu ấn sâu đậm trên

chính trường, ông Donald Trump tiếp tục gây ra một cú

hích cho ngành truyền hình Mỹ vào những ngày cuối

năm. Các thông tin liên quan đến phiên điều trần luận

tội Tổng thống Donald Trump tràn ngập trên các kênh

truyền hình hàng đầu thế giới như CNN, Fox, NBC,

CBS, MSNBC… và trên các nền tảng số đã đem đến

một lượng người xem khủng cho ngành truyền hình.

Ước tính, đến ngày 10/12/2019, có tổng cộng khoảng

71 triệu khán giả theo dõi các phiên điều trần nhằm điều

tra việc luận tội ông Donald Trump, chưa bao gồm

lượng người xem theo dõi hai kênh truyền hình là kênh

của Chính phủ Hoa kỳ C-SPAN và kênh truyền hình

công cộng PBS. Thậm chí, tỉ lệ khán giả ban ngày của

kênh MSNBC trong tháng 11 còn đạt kỉ lục trong lịch sử

23 năm qua của hãng.

Công chúng không thể quên được tuyên bố của ông

Trump khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ ngày

20/1/2017: "Thời gian để nói chuyện phiếm đã hết. Giờ

là lúc phải hành động". Và ông đã làm điều đó, trên cả

chính trường và truyền thông. Trong phần kết khép lại

cuốn sách

Audience of One: Donald Trump, Television,

and the Fracturing of America

, James Poniewozik

không quên đưa ra nhận định lí giải sự hỗn độn của “Kỉ

nguyên truyền hình Trump”, ở đó truyền hình đi theo

dòng chảy 24/7, nơi mà ranh giới giữa chính trị và nền

văn hóa Pop bị xóa nhòa bởi những hành động đầy

ngẫu hứng và cảm tính của ông Trump. Song chính nhờ

tất cả những điều đó mà công chúng mới được chứng

kiến một giai đoạn truyền hình với đầy đủ gia vị của vị

“bếp trưởng” tài ba Donald Trump.

NẾU ĐỂ LỰA CHỌN MỘT NHÂN VẬT “CHIẾM SÓNG” TRUYỀN HÌNH NHIỀU NHẤT

NĂM 2019 TẠI MỸ THÌ CÓ LẼ KHÔNG AI KHÁC CHÍNH LÀ ĐƯƠNG KIM TỔNG

THỐNG DONALD TRUMP. TỪ GAME SHOW, TALKSHOW, PHIM DÀI TẬP, CÁC BẢN

TIN THỜI SỰ…, CHỦ ĐỀ VỀ DONALD TRUMP DƯỜNG NHƯ CHƯA BAO GIỜ GIẢM

NHIỆT TRÊN TRUYỀN HÌNH. THẬM CHÍ, GIỚI CHUYÊN MÔN CÒN KHÔNG NGẦN NGẠI

VÍ VON RẰNG CÔNG CHÚNG ĐANG TRẢI QUA “KỈ NGUYÊN CỦA TRUYỀN HÌNH TRUMP”.

Ai là nhân vật “phủ sóng”

TRUYỀN HÌNH MỸ 2019

AN KHÊ (Theo Washingtonpost, NYT, Huffpost)

Chưa có một Tổng thống Mỹ nào có thể vượt qua ông Trump

về mức độ phủ sóng trên truyền hình

Người theo dõi các sự kiện nóng của ông

qua truyền hình kể cả khi đang làm việc

Ông Trump bị cư dân mạng chế là

"Người làm truyền hình vĩ đại" trở lại