19
tê vì phủ một lớp tuyết mỏng trên mi.
Rời khỏi xưởng cá, chúng tôi may mắn
được tham gia lễ hội Việt Nam khi tới
thành phố Yokohama cũng thuộc tỉnh
Wakayama, gặp rất nhiều người Việt
Nam, các cô gái mặc áo dài, cảm giác
như đang ở quê nhà vậy.
Điểm đến thứ hai là tỉnh Ise, nơi
được cho là khởi nguồn thần đạo Nhật,
có nhiều đền linh thiêng bậc nhất,
chúng tôi tới thăm ngôi đền Ise Jinku,
thỉnh bùa may mắn. Để được vào đền,
chúng tôi phải thực hiện đầy đủ nghi
thức, phải cúi người trước khi vào cổng
và tẩy trần bằng nước sạch, rửa tay và
miệng. Cũng tại thị trấn Mie, chúng tôi
được thưởng thức
loại Mochi đặc biệt,
nhân đậu đỏ. Thú
vị nhất là chúng tôi
được trải nghiệm
cuộc sống của
người xưa như: bổ
củi, nấu cơm, xay
bột đậu, chiên
tempura... Ngoài
ra, chúng tôi còn
đến thăm xưởng
gỗ làm đồ thờ, bào
siêu mỏng, mô hình các đền thờ có
tiếng kẹt cửa thực tế như ngoài đời,
khám phá thuỷ cung nơi có chú bò biển
duy nhất của Nhật Bản, xem biểu diễn
sư tử biển.
Wakayama là điểm đến thứ ba của
chúng tôi, sau khi thăm toà thành cổ,
chúng tôi tìm tới thị trấn Hidaka, được
trải nghiệm đánh bắt cá, nướng cá bên
bờ biển, thử làm tre đen, thăm khu nuôi
gấu trúc duy nhất tại Nhật Bản, cho
hươu cao cổ và tê giác ăn… Một điểm
đến nữa mà ekip của chúng tôi không
thể bỏ qua là Yuasa, thị trấn làm nước
tương đầu tiên của Nhật cách đây 750
năm, thăm quan xưởng làm tương có
tuổi đời hơn 200
năm và vào phòng
lên men, nơi có
những “cụ” vi khuẩn
có tuổi đời cùng
lúc mới thành lập
xưởng.
Thú vị nhất có lẽ
là hành trình khám
phá
tại
tỉnh
Nagasaki. Từ thành
phố trung tâm, ekip
chúng tôi di chuyển
đến thị trấn Hasami nổi tiếng với nghề
làm gốm từ 400 - 500 năm trước. Ngôi
nhà chúng tôi ở có kiến trúc rất đẹp với
rừng phong bao quanh. Bác chủ nhà
vốn là nghệ nhân gốm nên chúng tôi
được trải nghiệm nặn gốm, vẽ gốm, tự
làm pizza và nướng trong lò nung gốm.
Cũng tại tỉnh Nagasaki, chúng tôi di
chuyển đến thị trấn Kawatana, nơi có
những thửa ruộng bậc thang, rất giống
với ruộng bậc thang Tây Bắc của Việt
Nam, tìm hiểu quy trình khép kín nuôi
gà ăn thóc, sau đó làm bánh và kem.
Đặc biệt là đến làng bù nhìn, với hàng
chục con bù nhìn được mặc quần áo và
trang trí như người thật, đứng ven
đường, lấp ló trong ruộng.
Điểm đến cuối cùng là tỉnh Oita, được
dự báo là hôm sau có mưa nên ngay khi
đến nơi, chúng tôi lập tức leo núi tại một
ngôi chùa. Mặc dù ngọn núi cao 350m
nhưng dựng đứng nên leo rất vất vả và
nguy hiểm, cả tôi và Tuệ Nhi đều sợ độ
cao nên khi nhiều lúc leo núi bằng cả tứ
chi, cuối cùng cũng leo lên được đỉnh núi
ngắm nhìn không gian xung quanh. Ở
Oita có loại quýt đặc sản nổi tiếng toàn
Nhật Bản, chúng tôi được bác chủ nhà
dẫn đi thu hoạch quýt, ra cánh đồng hái
cà tím về muối cùng mù tạt.
17 ngày khám phá đất nước Mặt
trời mọc với những trải nghiệm vô cùng
thú vị nên dù phải di chuyển liên tiếp
nhưng chúng tôi không cảm thấy mệt
mỏi mà luôn háo hức với từng điểm
đến. Chúng tôi mong muốn ghi hình tại
nhiều địa điểm nhất có thể để mang lại
hình ảnh đa dạng, trải nghiệm mới cho
khán giả.
Thu Huệ
(Ghi)
Ngoài những trải nghiệm về văn hoá, con
người Nhật Bản, chúng tôi còn có được
những bài học nghề nghiệp quý giá từ đồng
nghiệp của Đài TBS. Ekip sản xuất đến từ Đài
TBS rất chuyên nghiệp trong cách lên kịch
bản chi tiết, tổ chức sản xuất cho đến
những việc nhỏ như chuẩn bị đồ ăn uống cho
đoàn, chai xịt muỗi, kem chống nắng, ô khi
quay ở vùng núi...
Nghi thức trước khi vào thăm đền Ise Jinku
Thăm kho cá ngừ lạnh tới âm 60 độ
Trải nghiệm nướng cá trên bờ biển
Nướng bánh pizza trong lò gốm
tại thị trấn Hasami