25
cảm xúc tuyệt vời của con người mà
thượng đế ban cho. Và quan trọng
nhất là thái độ trước tình yêu. Nếu
kiểm soát được thái độ đó một cách
đúng đắn, ta sẽ hạnh phúc hơn. Vì vậy,
nếu nhà thơ gọi tên được điều gì đó
sau những cảm xúc của tình yêu mà ai
cũng biết, thì đó chính là điều mà độc
giả cần đến. Có thể, độc giả mua sách
của tôi chỉ vì tôi đã mang tới cho họ
thông điệp về tình yêu, điều họ nghĩ,
nhưng lại không viết ra được.
Mùa thu năm nay, chị tiếp tục
ra mắt tập thơ tình
Sải cánh giữa
chiêm bao
. Nhà văn, nhà thơ, họa s
ĩ
Nguyễn Quang Thiều đã viết giới
thiệu và gọi tập thơ mới của chị là
“Một lối đi của hoa hồng”. Tập thơ
này có phải là sự tiếp nối của
Hãy
nói yêu khi hoa hồng nở
?
Tôi thật sự bất ngờ và thú vị với
nhận xét của nhà thơ Nguyễn Quang
Thiều. Khó nhất của tôi là đặt tên tập
thơ này. Bởi sau thành công của
Hãy
nói yêu khi hoa hồng nở
, nếu như tập
thơ tình này cũng đưa ra hình tượng
hoa hồng thì sẽ nhàm chán. Cũng là
một lối vào vườn yêu ấy, nhưng đi
bằng cách khác. Tôi đồng ý với nhà
thơ Nguyễn Quang Thiều khi anh nói:
“Đề tài khó nhất trong thơ ca là đề tài
về tình yêu”. Khó là bởi vì, cũng cảm
xúc yêu, đau khổ, buồn, tuyệt vọng…,
viết sao cho khác, cho mới? Nhà thơ
nếu cứ viết mãi về cảm xúc ấy thì sẽ
cho ra những bài thơ giống nhau. Có
rất nhiều điều tôi muốn gửi gắm trong
tập thơ này với 72 bài thơ tình và 13
bài hát do các nhạc sĩ phổ thơ Hạnh
Loan và do Hạnh Loan phổ thơ của
chính mình. Chắc chắn có sự tiếp nối
của
Hãy nói yêu khi hoa hồng nở
, sự
phong phú về cảm xúc và thông điệp,
nhưng vẫn nhất quán trong một mạch
cảm xúc, đó là, hãy sống hết mình cho
tình yêu.
Sải cánh giữa chiêm bao do
nhà văn, nhà thơ, họa sĩ Nguyễn
Quang Thiều viết lời tựa sách. Được
biết, đây cũng là lần đầu tiên chị và
nhà thơ gặp nhau. Mối duyên gặp
gỡ này bắt đầu từ đâu?
-
Thật ra, trước khi nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều viết giới thiệu tập sách
này, tôi chưa hề quen biết anh và chưa
gặp anh bao giờ. Qua một người bạn
văn giới thiệu, tôi đã gửi cho anh tập
thơ qua email để anh đọc. Sau khi viết
lời giới thiệu gửi cho tôi, anh ấy mới
gặp tôi lần đầu tiên. Cho nên, những
lời khen và chê dành cho tôi của nhà
thơ Nguyễn Quang Thiều đều rất chân
thành. Tôi nghĩ rằng, chính sức mạnh
không biên giới của thơ ca tạo nên
những mối duyên giữa các nhà thơ với
nhau. Tôi thật sự vinh hạnh khi được
một nhà thơ lớn viết lời giới thiệu tập
thơ này.
Hài hòa công việc và gia đình
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc
đến công việc hiện tại của chị - Phó
Trưởng phòng Thời sự - Đài PT& TH
Hà Tĩnh. Kỉ niệm không thể quên đối
với chị trong nghề báo?
- Năm nay là năm thứ 20 kể từ khi
tôi bước chân vào nghề báo và làm
chủ yếu ở phòng Thời sự - Đài Phát
thanh - Truyền hình Hà Tĩnh. Trước đó,
tôi cũng có 5 năm cộng tác với báo
Thanh niên. Kỉ niệm thì nhiều lắm,
nhưng nhớ nhất vẫn là tấm huy chương
Bạc đầu tiên và giải B giải Báo chí
quốc gia lần thứ nhất năm 2005, khi đó
tôi mới 29 tuổi với tác phẩm
Thương
binh giả, nỗi lo thật
. Đó cũng là lần đầu
tiên tôi thi thố và thành công. Điều đó
rất có ý nghĩa với tôi trong sự nghiệp
báo chí sau này, khi đã dấn thân vào
nghề báo và giành được nhiều giải
thưởng quốc gia. Với nghề báo hay
nghề nào cũng vậy, có đam mê hẳn có
thành công.
Vẻ đẹp mặn mà, một gia đình
hạnh phúc, công việc tốt và đam mê
nghệ thuật được thỏa mãn, chị đang
có cuộc sống mà nhiều người mơ
ước. Chị có cảm thấy mình là một
người phụ nữ may mắn?
- Tôi cảm thấy mình rất may mắn.
May mắn khi có một gia đình hạnh phúc
và có người chồng khá chiều vợ (
cười
).
Nhưng may mắn cũng không phải tự
nhiên mà đến. Hạnh phúc hay không
một phần do chính bản thân mình. Tôi
đã phải nỗ lực rất nhiều, cống hiến rất
nhiều, đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ rất
nhiều cho cả gia đình và sự nghiệp mới
có được kết quả đó. Và tôi có một
phương châm để hạnh phúc là luôn
điều chỉnh để hướng đến sự hài hòa
giữa công việc và gia đình, để được
làm điều mình thích và đam mê.
Chồng chị là một bác sĩ. Anh ấy
có phải là độc giả trung thành của
thơ Nguyễn Thị Hạnh Loan?
-
Ông xã yêu tôi khi tôi mới 18 tuổi,
ngày đó tôi đã làm thơ, đã hát, đã đi
biểu diễn nhiều nơi. Vì vậy, nếu bây
giờ tôi có làm thơ, có hát cũng chẳng
có gì ngạc nhiên với anh ấy. Đương
nhiên, anh ấy đã đọc thơ tôi từ xưa,
nhưng mối quan tâm của anh ấy bây
giờ không phải là thơ của tôi. Điều anh
ấy quan tâm là tôi thích làm gì, tôi có
giúp anh ấy chăm sóc “hai cục vàng”
của anh ấy không? Riêng điều này, tôi
nghĩ mình làm khá tốt. Thế còn gì để
chê trách nữa nhỉ? Với một người vợ
làm thơ, làm báo, nếu người chồng
không chia sẻ và thông cảm, sẽ rất khó
khăn. Với tôi, gia đình vẫn là mục tiêu
số một trong cuộc sống.
Xin cảm ơn chị!
Lê Hoa
(Thực hiện)
Tập thơ
Sải cánh chiêm bao
của Hạnh Loan