Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

Lo chứ ạ. Chuyện gì cũng có thể xảy

ra, nhất là những nơi đông người, nguy

cơ bị tấn công càng cao. Vì thế, cũng

tùy tính chất vụ khủng bố, mức độ nguy

hiểm (chưa tìm ra hung thủ/hung thủ đã

bị tiêu diệt) mà chúng tôi tính phương

án đưa tin. Với những vụ khủng bố nói

chung, chúng tôi ưu tiên “đánh nhanh rút

gọn”, tức là tác nghiệp nhanh và rút khỏi

hiện trường ngay khi đã xong việc.

Bạn chia sẻ đôi chút về hậu

trường tác nghiệp ở New York, những

khó khăn và thuận lợi đối với các

phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại

đây là gì?

Một trong những công việc khó khăn

và vất vả nhất là việc “bắt” phỏng vấn

ngoài đường. Nhất là trong thời tiết khắc

nghiệt như tại New York. Người đi trên

phố rất đa dạng: từ triệu phú tới dân văn

phòng, lao động nhập cư, sinh viên… và

cả những người vô gia cư. Nếu nhìn thấy

ai bạn cũng xin phỏng vấn, thì trong 10

người, may lắm chỉ có một người nhận

trả lời mà chưa chắc đã trả lời đúng vấn

đề. Chúng tôi đã rút được một số kinh

nghiệm để không mất nhiều thời gian và

mất đi khách trả lời hay: không hỏi người

đeo tai nghe; không hỏi người đi nhanh;

không hỏi người vừa đi vừa ăn; ưu tiên

nam giới vì phụ nữ hay ngại; ưu tiên

người vừa đi vừa dừng ngắm cảnh hoặc

suy ngẫm… (nói chung có thời gian); ưu

tiên người có khuôn mặt tươi và nếu cười

với mình thì phải “bắt” ngay. Với những

tiêu chí này, chúng tôi thường gặp được

rất đúng người, trả lời sôi nổi và tạo điểm

nhấn cho phóng sự.

Là trung tâm thông tin của thế

giới nhưng để lựa chọn được những tin

tức phù hợp với khán giả trong nước là

điều không đơn giản?

Chúng tôi thường đặt ưu tiên những

nội dung:

có liên quan tới Việt Nam/

người Việt; những tin tức liên quan

tới các vấn đề mà Việt Nam quan tâm;

những mô hình, kinh nghiệm Việt Nam

có thể áp dụng; những ý tưởng mới lạ…

Tuy nhiên, nội dung thông tin đôi khi lại

không quan trọng bằng cách thực hiện.

Một thông tin có thể không nằm trong

tiêu chí nào ở trên, nhưng cách thể hiện

hấp dẫn, có góc nhìn vẫn có thể là một

thông tin đáng xem với khán giả.

Một trong những khó khăn của

phóng viên thường trú VTV tại nước

ngoài là lệch múi giờ. Với ekip VTV ở

New York, các bạn đã phải chạy đua với

thời gian ra sao để kịp gửi tin bài về các

bản tin trực tiếp trên sóng VTV?

Lệch múi giờ có những khó khăn

nhưng cũng có thuận lợi. Thuận lợi là

chúng tôi có thời gian chuẩn bị cho các

phóng sự quay trong ngày. Thường quay

xong về dựng bài là kịp gửi cho bản tin

Chào buổi sáng

. Nhưng nếu thông tin đó

có thể triển khai sâu hơn, chúng tôi sẽ phải

xác định thức trắng đêm để chuẩn bị lên

hình trực tiếp cho các bản tin trưa và tối ở

Việt Nam. (Có thời điểm một tuần đến ba

đêm như vậy). Khi đó sẽ vừa phải chống

chọi với cơn buồn ngủ vừa phải chống lại

cái lạnh dưới 0 o C (nếu là mùa đông).

Sau một thời gian làm việc, tôi có

thói quen ngủ theo một múi giờ riêng,

không phải Việt Nam cũng không phải

Mỹ. Nó thường bắt đầu lúc 2 - 3h sáng,

sau khi các bản tin quan trọng đã được

lên vỏ.

Cám ơn Lê Tuyển!

Cẩm Hà

(Thực hiện)

Tác nghiệp tại Alaska

Tác nghiệp Đêm Giao thừa tại Quảng trường Thời đại

Tác nghiệp tại Triển lãm ô tô thế giới

Cùng các đồng nghiệp tại Venezuela