Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

nổi tiếng thời bấy giờ, Thẩm Thuý Hằng

còn là “bà bầu” tài năng, vừa viết kịch

bản, dàn dựng, đóng vai chính rất nhiều

những vở kịch gây được tiếng vang như:

Mẹ già, Suối tình, Đôi mắt bằng sứ, Đôi

bông tai, Tiếng nổ lúc không giờ, Ánh

đèn đêm…

Với những nỗ lực về mặt

hoạt động, hai ban kịch này không chỉ là

điểm nhấn trong sự phát triển của nghệ

thuật sân khấu kịch nói tại Sài Gòn mà

còn là gạch nối quan trọng, thể hiện sự

phát triển liên tục, không đứt quãng của

thể loại sân khấu này tại thành phố Hồ

Chí Minh sau năm 1975.

Vào những năm đầu thập niên 90 thế

kỉ 20, sân khấu bước vào thời

kì khủng hoảng khi chuyển

đổi từ sân khấu bao cấp

sang cơ chế thị trường.

Trong tình hình chung ấy,

điểm sáng nhất của kịch

nói thành phố Hồ Chí

Minh là câu lạc bộ sân

khấu thể nghiệm 5B

Võ Văn Tần. Từ câu

lạc bộ này, các sân

khấu theo mô hình

xã hội hoá như:

Indecaf, Phú

Nhuận, Hoàng

Thái Thanh, kịch

Sài Gòn, Nụ cười

mới… lần lượt

ra đời và sáng đèn

hàng đêm. Mỗi sân

khấu chọn cho mình

một phong cách

riêng để khán giả

dễ bề thưởng thức

tuỳ vào gu thẩm

mĩ của từng đối

tượng khán giả.

Trong giai đoạn

này, dấu ấn của

những “bà bầu”

sân khấu cũng

được thể hiện

một cách rõ nét.

Đó là NSND

Hồng Vân

trong vai trò

“bà bầu” của

sân khấu kịch

Phú Nhuận; nghệ

sĩ Ái Như với sân khấu Hoàng Thái

Thanh; NSƯT Trịnh Kim Chi với sân

khấu mang tên mình. Họ biết cân đối

giữa thị trường và nghệ thuật, vừa giải

được bài toán kinh tế vừa giữ được tôn

chỉ nghệ thuật của bản thân.

Sân khấu là thánh đường

Sau hơn 15 năm phát triển rực rỡ,

sân khấu kịch xã hội hóa một lần nữa

lại chao đảo vì sự phát triển mạnh mẽ

của nhiều loại hình giải trí, đặc biệt là

các chương trình truyền hình thực tế. Sự

cạnh tranh ngày càng trở nên không cân

sức khi sân khấu với trang thiết bị, điều

kiện, cơ sở vật chất có khoảng cách rất

xa với điện ảnh hay những game show

truyền hình được đầu tư, quảng bá

rầm rộ.

Gần 17 năm lèo lái sân khấu Phú

Nhuận và Superbow, NSND Hồng

Vân thừa nhận, mình đã thật

sự đuối sức. Từ đầu năm

2017, mỗi tháng chị phải

bù lỗ hơn 50 triệu cho cả

hai sân khấu, nhưng khi

nghĩ đến chuyện đóng

cửa sân khấu, chị lại

thấy trái tim mình như

bị ai bóp nghẹt: “Sân

khấu chính là thánh

đường, ai gắn bó với

nghề lâu sẽ cảm nhận

được sự thiêng liêng rất

khó giải thích. Thôi thì

nước chảy thì bèo trôi, mình

cứ cố đến khi nào không

còn cố được nữa thì thôi”.

Cũng cùng chung quan

điểm trên, NSƯT Trịnh

Kim Chi cho rằng,

người nghệ sĩ xuất

thân từ sân khấu khó

mà có thể dứt áo ra

đi. Sức hút của sân

khấu rất lạ lùng,

khó giải thích: “

Dù phải đối mặt

với vô vàn khó

khăn nhưng

đam mê,

nhiệt huyết

vẫn cháy

trong tôi.

Làm sân

khấu vì đam mê, thoả sức sáng tạo nên

dù khó khăn đến mấy tôi cũng sẽ không

nản lòng”.

Gần 8 năm xây dựng thương hiệu

Hoàng Thái Thanh, tiêu tốn biết bao tiền

bạc, sức khoẻ, tinh thần, Ái Như bảo,

những thứ chị nhận được không thể cân

đong đo đếm. Là sự thoả mãn khi được

sống với nghề, được lan truyền những

cảm xúc, suy nghĩ của mình đến với

khán giả vả nhận được sự đồng cảm, yêu

thương. Đó là động lực để chị vượt qua

những khó khăn với tâm thế nhẹ nhàng,

cố gắng giữ cho sân khấu sáng đèn.

Vừa chính thức nhận chức Giám đốc

Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B, quyết

định đầu tiên của NSƯT Mỹ Uyên là mở

cửa lại sân khấu. “Sân khấu có thương

hiệu nhất định, cứ chờ mãi không diễn

thì uổng lắm. Chúng tôi vì lòng yêu

nghề, vì những khán giả còn ủng hộ sẽ

huy động mọi nguồn lực từ nguồn vốn

xã hội hoá . Chúng tôi quyết định mở

cửa lại sân khấu vào đầu tháng 4/2018”,

NSƯT Mỹ Uyên cho biết. Sau khi mở

cửa lại, sân khấu sẽ phục dựng lại một

số vở được yêu thích như:

Đêm vượn

hú, Gương mặt kẻ khác, Ảo – Thật

5B sẽ tiếp tục theo đuổi phong cách thể

nghiệm, ưu tiên chất lượng nghệ thuật.

Kịch bản đậm chất văn học nhưng sẽ

tươi trẻ và mang hơi thở của cuộc sống

hiện đại.

Khó khăn trăm bề, nhưng các “bà

bầu” vẫn cố gắng đi trên con đường của

mình, vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để

có những vở diễn chất lượng, để dòng

chảy của sân khấu kịch thành phố Hồ

Chí Minh được xuyên suốt. Tết Nguyên

đán Mậu Tuất, sân khấu Phú Nhuận và

Superbow cho ra mắt 5 vở mới là:

Ngọn

lan trong gió, Rambi, Bốn nàng độc

thân, Con của chồng tôi

Căn nhà im

lặng

. Sân khấu Hoàng Thái Thanh trình

làng 2 vở mới là

Sài Gòn có một ngã tư

do NSƯT Thành Hội dàn dựng và

Giấc

mộng vàng Son

do Quang Thảo dàn

dựng. Sân khấu Kim Chi cũng không

thua kém khi cho ra mắt 4 vở với đa

dạng các thể loại, hài, kinh dị, tâm lí

như:

Game ơi là show, Thầy giáo ma,

Hồn nữ mơ hoang, Chuyến đi tử thần.

Bảo Anh

NSND Hồng Vân