17
là tấm bia đá có khắc dòng chữ: “Cây đa
tương tư Nam Quốc” bằng ba thứ tiếng
Anh – Hoa – Việt, nhắc nhở các thế hệ
con cháu Kinh tộc rằng dù sinh sống và
lập nghiệp ở nơi đâu nhưng đã là “Con
Rồng, cháu Tiên” thì luôn hướng về quê
nhà, về đất mẹ.
Thức dậy vào buổi sáng sớm, theo
chân những người dân trong làng đi
đánh bắt cá, ekip đã ghi lại được những
phong cảnh gần gũi, thân quen của làng
quê Việt Nam cũng như cách đánh bắt
cá truyền thống của người Việt xưa.
Thời tiết dù tiết không chiều lòng người,
phần lớn thời gian là âm u, mưa phùn
nhưng cứ hễ có nắng lên là ekip tranh
thủ chớp được những hình ảnh độc đáo.
Quay phim Văn Việt và Tuấn Anh đã
không bỏ lỡ cơ hội dùng flyingcam ghi
hình từ trên cao để có được những hình
ảnh vô cùng sinh động về cảnh cộng
đồng người Kinh ở Tam Đảo cùng vác
lưới ra biển, hăng say đánh bắt cá trong
khung cảnh thơ mộng của bình minh.
Ông Lương Dương Tài - một ngư dân ở
làng Sơn Tâm cho cả ekip theo ông ra
khơi để ghi hình phóng sự. Vừa giăng
lưới và vui vẻ trò chuyện về nguồn gốc
tổ tiên, về nghề đi biển truyền thống.
Giăng lưới xong, ông cùng phóng viên
Hoài Thu liên tục gõ mõ, theo giải thích
của ông thì nghe thấy tiếng động cá sẽ
bỏ chạy rồi mắc vào tấm lưới đã được
giăng sẵn. Đó là cách đánh cá cổ xưa mà
hiện giờ khó bắt gặp ở Việt Nam. Không
chỉ đi biển, gia đình ông Tài còn giữ
được nghề làm nước mắm truyền thống.
Một điều bất ngờ mà ekip thực hiện
chương trình đã kịp thời ghi lại trên bãi
Các cụ già người Kinh hát và kể chuyện làng
cho phóng viên VTV4 ghi hình
Các em nhỏ trong làng rất thân thiện với PV
Quay phim tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh để có
được khuôn hình đẹp nhất về cảnh các bạn trẻ viết
chữ Nôm trên cát
biển của làng Vạn Vĩ đó là cảnh những
ngư dân đi cà kheo xúc cá tôm - một
kiểu đánh bắt cá vô cùng cổ xưa của
người Việt mà cha ông họ truyền lại.
Quay phim Tuấn Anh cho biết, những
cảnh quay này được ghi hình hoàn toàn
tự nhiên, không hề có sự dàn xếp và đây
cũng là lần đầu tiên anh được chứng
kiến, ghi hình cách đánh bắt cá độc đáo
này. Bước những bước cà kheo vững
chãi ra biển, các ngư dân dùng đôi tay
vâm váp của mình xúc tôm, xúc cá và
nói không với những phương thức đánh
bắt hiện đại. Hình thức đánh bắt này vẫn
đang được người già trong làng tiếp tục
dạy thế hệ con cháu và nó không thể mất
đi bởi đó chính là niềm tự hào và cũng
là biểu tượng cho sức mạnh cội nguồn
của người Kinh đã bám rễ 500 năm nay
ở Tam Đảo.
Tại sao sau hàng trăm năm sinh
sống giữa những người Trung Quốc mà
cộng đồng người Kinh ở Tam Đảo vẫn
gìn giữ được những nét rất truyền thống
và bản sắc Việt đến như vậy? Câu trả
lời chính là bởi sức mạnh của nguồn
cội. Với ekip phóng viên Hoài Thu,
Văn Việt, Tuấn Anh thì nửa tháng sống,
cảm nhận nếp sinh hoạt cộng đồng và
mưu sinh của cộng đồng người Kinh ở
Tam Đảo đã cho họ những trải nghiệm
đáng quý, không thể nào quên.
Thao Giang
Ảnh:
Ekip cung cấp