64
VTV
Phía sau
Màn hình
Ai cũng có những chuyến đi để
trải nghiệm, khámphá, pháthiện
những điều mới mẻ... Thế nhưng,
với hành trình
Đi để trở về,
chương trình Gala
Tôi là nông
dân
2018 lại muốn kết nối những
“người nông dân” đặc biệtởkhắp
nơi trên thế giới. Chia sẻ củanhà
báoTạThảo - TrưởngphòngNông
nghiệp, Ban Khoa giáo sẽ giúp
khán giả hiểu hơn về những con
người đã kiên cường vượt qua
khó khăn, gian khổ để gìn giữ
những giá trị bền vững mà ông
cha để lại.
Anh có thể cho biết, v
ì
sao, ekip
thực hiện lại chọn hình ảnh trong bộ
phim
Mùa len trâu
từng làm thổn thức
bao nhiêu người yêu điện ảnh để mở
đầu cho hành trình
Đi để trở về
trong
Gala Tôi là nông dân
2018?
Với những ai đã từng sống ở những
miền quê bình dị và gắn bó với công
việc của nhà nông, con trâu là một trong
những hình ảnh thân thuộc nhất trong kí
ức tuổi thơ. Trong bối cảnh cơ giới hóa
len lỏi vào từng ngõ ngách đồng ruộng
thì hình ảnh “Trên đồng cạn, dưới đồng
sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
đã dần bị mai một. Thế nhưng, men theo
con lũ miền Tây, tại các cánh đồng ven
biên giới, khi mùa nước nổi lên cao,
người ta vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh
từng đoàn trâu bắt đầu cuộc hành trình từ
vùng này sang vùng khác. Với nông dân,
gia sản quý giá nhất của họ là trâu. Vào
mùa nước nổi, khi nước dâng lên ngập
các cánh đồng, để bảo vệ đàn trâu có thể
tồn tại và khỏe mạnh là công việc ưu tiên
hàng đầu. Hành trình trong phim
Mùa len
trâu
không chỉ đơn thuần là cuộc di cư
tìm kiếm thức ăn cho trâu mà bên cạnh
đó còn là hành trình nương tựa gắn bó
giữa con người và con vật thân thiết này.
Đó là những thước phim gai góc, đồng
thời cũng là hình ảnh chân thực về cuộc
sống của những người nông dân miền
Tây mùa nước nổi.
Một trong những phóng sự của
chương trình đề
cập đến
câu chuyện
Giáo sư Lương Định Của - nhà nông
học xuất sắc, người đi đầu trong lĩnh
vực cải tạo giống cây trồng của Việt
Nam. Để trở về, ông đã phải trải qua
một hành trình
rất gian nan. Đó là lí do
ekip muốn tái hiện câu chuyện về ông?
Giáo sư Lương Định Của vốn đang
có cuộc sống viên mãn tại Nhật Bản
với người vợ dòng dõi quý tộc Hoàng
gia, song vì luôn khát khao được trở về
cống hiến cho Tổ quốc, ông đã từ bỏ tất
cả công danh, địa vị, tiền tài để trở về
Việt Nam, phục vụ Tổ quốc, nhân dân.
Trong quá trình trở về nước, Giáo sư
Lương Định Của gặp vô vàn khó khăn,
ông bị mất hết hành lí, chỉ còn lại độc
chiếc va li trong đó có những hạt giống
quý giá mà ông muốn mang về quê để
nghiên cứu. Vì không thể về thẳng Việt
Nam, ông phải qua Hồng Kông tìm cách
về nước. Trải qua biết bao khó khăn,
gia đình Giáo sư mới trở về được vùng
kháng chiến. Trong suốt thời gian sau đó,
ông đã không quản khó khăn, cùng ăn ở
với bà con, dốc lòng nghiên cứu và cống
hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.
Hẳn nhiều khán giả sẽ đặt câu hỏi,
đang sống ở Nhật Bản sung sướng sao
ông bà lại muốn về Việt Nam sống
những năm tháng khó khăn gian khổ?
Câu trả lời rất giản dị như chính điều
bà Naramura Nokubo - vợ Giáo sư từng
chia sẻ: “Niềm hạnh phúc là gì? Không
phải cứ giàu có là hạnh phúc”. Tôi nghĩ,
vượt qua những hào nhoáng về tiền tài
vật chất, sự trở về của những người như
Giáo sư Lương Định Của chính là hành
trình theo tiếng gọi sâu thẳm nơi trái tim.
Hành trình trở về
Gala Tôi là nông dân 2018