55
bản cả làm lại, hợp tác và thuần Việt,
biên kịch Nguyễn Thủy cho rằng: “Mỗi
dự án luôn có những khó khăn và thuận
lợi riêng. Nhưng để khán giả náo nức
xem phim thì chưa bao giờ là điều đơn
giản. Việc Việt hóa không thủ tiêu sáng
tạo kịch bản đơn thuần”. Ngoài việc sao
y bản chính phim gốc thì người làm lại
phim hoàn toàn có thể sáng tạo thêm,
bằng cách thay đổi thể loại phim, thay
đổi nhân vật, thêm thắt tình huống, chi
tiết để phiên bản có sự khác biệt so với
bản gốc. Thực tế, bản Việt hóa
Người
phán xử
vẫn giữ được sự mạnh mẽ, bạo
liệt trong tình huống, cách khai thác tính
cách nhân vật hay các câu thoại mang
tính triết lí cũng như tầm khái quát, đậm
chất trí tuệ của phim gốc. Bên cạnh đó,
Cả một đời ân oán
-
Bộ phim mua kịch bản
của Đài Loan
Cặp đôi diễn viên Lan Hương (phải)
và Bảo Thanh trong Sống chung với mẹ chồng
(phóng tác từ tiểu thuyết của Trung Quốc)
các tình tiết về gia đình, anh em được
quan tâm gần gũi, đậm phong cách Việt.
Về thể loại, đây là bộ phim trinh thám
mang hơi hướng hình sự kết hợp với bi
kịch gia đình, là món ăn quen mà lạ trong
thực đơn phim truyền hình. Hơn nữa,
nhìn rộng ra, việc sản xuất dòng phim
làm lại giúp đa dạng hóa các xu thế làm
phim, làm phong phú việc lựa chọn của
người xem. Đây luôn là mục tiêu quan
trọng của những nhà sản xuất phim nhằm
lôi cuốn khán giả màn ảnh nhỏ.
Vũ Trường Khoa, đạo diễn của bộ
phim Sống chung với mẹ chồng
(phóng
tác từ tiểu thuyết Trung Quốc) và
Cả một
đời ân oán
phần 1 (mua kịch bản của
Đài Loan) thì cho rằng: “Với những kịch
bản đã sản xuất ở nước ngoài, nếu dập
khuôn, khán giả trong nước chắc chắn sẽ
không đón nhận. Văn hóa mỗi nơi một
khác, quan trọng là người làm phim phải
khiến khán giả thấy có sự đồng cảm”.
Phim làm lại vốn là xu hướng phổ
biến trên thế giới. Không chỉ những
quốc gia có công nghệ điện ảnh truyền
hình kém phát triển mới mua kịch bản
của những quốc gia hiện đại mà ngay
cả nước Mỹ vẫn mua kịch bản phim của
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản để làm lại. Bởi các nhà sản xuất
muốn tiết kiệm thời gian đầu tư vào một
kịch bản phim hay để nhằm kiếm lợi
nhuận cao. Họ tin tưởng, với cốt truyện
đó, họ vẫn có thể làm được những điều
mới, thú vị, vẫn kéo được khán giả.
Ngoài ra, xu hướng làm phim này cũng
cho thấy, không có ranh giới trong sáng
tạo nghệ thuật, không phân định quốc gia
mà là câu chuyện “bình cũ rượu mới”.
Và nếu đội ngũ làm phim dụng công
sáng tạo, làm thành một bộ phim hấp dẫn
thì khán giả là người có lợi nhất.
Biên kịch Nguyễn Thủy bày tỏ:
“Người làm nội dung những sản phẩm
làm lại bị yêu cầu rất cao. Với một tác
phẩm thông thường, người ta hoàn toàn
có quyền sáng tạo, không hề bị giới hạn
câu chuyện của mình. Còn làm lại là
sáng tạo trong khuôn khổ, là sự khắc
phục điểm yếu của bản gốc, phát huy
điểm mạnh và đưa thêm những yếu tố
thuần Việt. Chưa kể các áp lực về so
sánh với bản gốc là điều không thể
tránh khỏi”.
Con đường sản xuất phim truyền hình
Việt hóa kỉ nguyên mới có lẽ đòi hỏi các
nhà sản xuất đầu tư nhiều, sáng tạo đúng
chỗ, thử thách bản lĩnh nghề nghiệp
của mỗi nhà làm phim. Song song với
những kịch bản thuần Việt tốt và hấp
dẫn, những phiên bản làm lại luôn có
chỗ đứng của nó. Điều quan trọng nhất
là “bàn tay” chế biến, gia giảm của ekip
sản xuất như thế nào. Xu hướng nào
cũng cần phải có sự hấp dẫn thì mới níu
giữ khán giả bởi họ chính là nhà phê
bình công tâm nhất.
Thục Miên