53
hệ của họ Lý Hoa Sơn thì lại ghi rõ ràng
ông Lý Long Tường là một trong 7 người
con của vị vua Thiên Tổ triều Lý. Năm
1994, tại đền Đô, Bắc Ninh, nơi thờ 8 vị
vua Triều Lý đã chứng kiến một cuộc trở
về lịch sử. Ông Lý Xương Căn, người
theo như tộc phổ ghi nhận là hậu duệ
đời thứ 32 của vua Lý Thái Tổ và hậu
duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường đến
trước bàn thờ tổ tiên triều Lý để dâng lên
bàn thờ cuốn tộc phổ và truyền đạt lại
tâm nguyện của ông tổ dòng họ. Sự trở
về của ông Lý Xương Căn đã khiến câu
chuyện về ngài Lý Long Tường và các
hậu duệ tại Hàn Quốc tưởng rơi vào quên
lãng được gợi lại.
Được biết, cuộc trở về của
ông Lý
Xương Căn đã tạo ra một dấu ấn lịch
sử. Dấu ấn đó có ý nghĩa như thế nào
trong quan hệ hợp tác giữa hai nước
Việt Nam - Hàn Quốc?
Sau hành trình trở về của ông Lý
Xương Căn, rất nhiều các thế hệ kế tiếp
nhau của dòng họ Lý Hoa Sơn đã trở về
Việt Nam. Họ muốn đóng góp xây dựng
quê hương với quan điểm đầu tư vào Việt
Nam không chỉ là cơ hội mà còn gửi gắm
tình cảm hoàn thành tâm nguyện của tổ
tiên theo một cách tiến bộ hơn. Nhằm
tăng cường giao lưu giữa Hàn Quốc và
Việt Nam, ông Lý Tường Tuấn - một
trong những nhà đầu tư lớn với tư cách
là hậu duệ hoàng tộc Lý đã thành lập Hội
hữu nghị Hàn - Việt năm 2007 và thông
qua đó thực hiện các hoạt động cống
hiến cho xã hội. Thời điểm đó, ông đã
đóng góp tổng số tiền hơn 2 triệu đô la
và được tạp chí Forbes vinh danh trong
danh sách 48 nhà hoạt động từ thiện tiêu
biểu của khu vực châu Á. Điều đó có
nghĩa là hậu duệ của dòng họ Lý ở Hàn
Quốc đã thực hiện được phần nào ước
vọng tổ tiên. Khi các thế hệ hậu duệ cảm
nhận những biểu tượng và giá trị truyền
thống của Việt Nam, họ không chỉ thể
hiện sự trân trọng mà con hiểu hơn về
văn hóa cội nguồn của mình.
Cuối cùng, điều mà anh tâm đắc
nhất sau khi thực hiện xong bộ phim và
mang nó đến với khán giả cả nước qua
khung giờ VTV Đặc biệt đó là…?
Chúng tôi cho rằng, lịch sử và giá trị
truyền thống của dòng họ Lý Hoa Sơn
gốc Việt cần được truyền bá rộng rãi để
người Việt Nam biết đến nhiều hơn. Mỗi
người trong dòng họ Lý ở Hàn Quốc
đều thấm nhuần được ý nghĩa của ước
nguyện vọng cố hương nhưng mỗi
người lại thực hiện theo cách thức
riêng. Với gia đình ông Lý Tường
Hiệp là luôn mong muốn thế hệ các
cháu mình phải hiểu Việt Nam, phải
đặt chân được đến đền Đô vào mỗi dịp
giỗ tổ như cách ông vẫn từng làm. Bởi
vậy, kể từ cuộc trở về lịch sử buổi đầu
của hậu duệ Lý Long Tường cho đến
nay, hầu như năm nào diễn ra lễ hội đền
Đô, các hậu duệ dòng họ Lý ở Hàn Quốc
đều có mặt. Họ đến để hoàn thành tâm
nguyện của tiền nhân, đến để hiểu về
truyền thống và cả để tiếp tục xây dựng
truyền thống dòng họ mình. Còn ông Lý
Xương Căn thì tâm sự rằng, sự trở về của
ông không chỉ tạo lập được năng lực kinh
tế bền vững cho gia đình mà còn nuôi
những ý tưởng giúp ích được cho cộng
đồng nhiều hơn, trong đó có ý muốn thúc
đẩy phát triển du lịch của Việt Nam và
Hàn Quốc.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Yến Trang
(Thực hiện)
Trên hành trình ấy có cả thành công và thất
bại nhưng chưa bao giờ thiếu sự quyết tâm,
thiếu tình yêu với ước nguyện tổ tiên và cả với
quê hương Việt Nam. Họ tìm về không chỉ
hoàn thành ước nguyện mà còn hoàn thành
hành trình trở về của một dòng họ đã được
lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc ghi nhận trải
dài qua tám thế kỉ.
Ông Lý Xương Căn đưa cả gia đình về
thăm quê hương
Ghi hình tại nhà GS Phan Huy Lê
Tộc phổ phần ghi tên ông Lý Long Tường
Ông Lý Hi Uyên và người cao tuổi nhất dòng họ
Báo chí Hàn Quốc đưa tin ông Lý Xương Căn về
thắp hương ở Đền Đô khi về nước