Previous Page  54 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 54 / 92 Next Page
Page Background

VTV

Phía sau

Màn hình

C

húng tôi đến Tây Nguyên vào

đúng mùa hoa dã quỳ đang nở

rộ. Đây là lần đầu tiên chúng

tôi làm phim về Tây Nguyên.

Đi cùng đoàn làm phim là nhà nghiên

âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền. Có

anh, chúng tôi cũng bớt lo lắng về những

kiến thức ít ỏi về Tây Nguyên, đặc biệt

về âm nhạc Tây Nguyên, của mình. Với

chúng tôi, hành trình đến với âm nhạc

Tây Nguyên như một sự khởi đầu, bởi

Tây Nguyên là một vùng văn hóa rộng

lớn với nền âm nhạc đồ sộ.

Sau hành trình dài hai ngày, vượt qua

nhiều đèo dốc nguy hiểm, chúng tôi đến

Kon Tum vào một ngày nắng chói chang.

Mọi người đùa rằng, ở Tây Nguyên đặc

sản là mây. Mây ở đây rất đẹp, rất nhiều

và tạo thành những khối lớn trên bầu trời

xanh ngắt. Hòa quyện trong núi là mây,

in bóng xuống những con sông, dòng

suối cũng là mây. Điểm đến đầu tiên của

đoàn làm phim là nhà nghệ nhân đàn đá

A Huynh ở huyện Sa Thầy. Ngôi nhà

sàn của anh nằm ngay cạnh đường ven

thôn. Để có bối cảnh quay đẹp, chúng

tôi đề nghị anh di chuyển vào rẫy, cách

đó chừng 5km. Đoạn đường đến rẫy lại

là một trải nghiệm khác của đoàn làm

phim. Hai bên đường đi, những rừng cao

su thẳng tắp nối dài vô tận. Đời sống của

bà con nơi đây cũng đã có nhiều thay

đổi từ khi mọi người trồng cao su. Qua

đoạn đường tuyệt đẹp, chúng tôi đến một

con suối, tất cả phải dừng lại chuyển đồ

xuống và đi bộ. Quãng đường không xa

lắm nhưng phải mất 30 phút chuyển đồ và

vượt suối chúng tôi mới đến được chòi rẫy

của nghệ nhân AHuynh. Để ghi hình nhạc

cụ này là cả một quá trình kì công từ tìm

đá, thử đá đến ghép các nốt nhạc sao cho

đàn đá có cao độ giống với cao độ của bộ

cồng chiêng của người Gia Rai.

Đá được tìm ở bờ suối từ hạ nguồn

dọc lên thượng nguồn và được thử âm tại

chỗ. Theo nghệ nhân A Huynh thì đây là

một công việc không hề dễ dàng. Để tìm

được đủ 8 viên đá có những âm thanh

giống cồng chiêng là cả một quá trình,

chỉ sai lệch về cao độ một chút là không

thể làm đàn được. Tiếng đàn đá là một

thanh âm khá đặc biệt, vừa có độ vang,

vừa có độ đanh như lời vang vọng của

núi rừng. Âm thanh của đàn đá vừa sống

Đi tìm lời ru của núi

Gầnmộtthángtại vùng đấtTâyNguyên đầynắng

gió, ekip thực hiện

Nẻo về nguồn cội

đã thu thập

được nhiều thông tin mới và thú vị về các loại

hình nhạc cụvà âmnhạc độc đáo củaTâyNguyên.

Chia sẻ của đạo diễn Nguyễn Trung Thành về

hành trình làm phim sẽ giúpkhán giả hiểu hơn về

những âm thanh độc đáo của núi rừng.

Đạo diễn Nguyễn Trung Thành và già làng Đinh Hmưnh buôn MơHra,

xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai

Nghệ nhân Srưm và Đinh Gơt

54