Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

bản quyền, thậm chí gửi hồ sơ khởi kiện

một số đơn vị vi phạm.

Tuy vậy, việc vi phạm bản quyền và

chế tài xử lí tại Việt Nam rất phức tạp,

cần nhiều thời gian. Mỗi trận đấu bóng

chỉ kéo dài 90 phút, trong khi từ thời

điểm báo cáo các cơ quan chức năng

cho tới khi có quyết định xử phạt hành

chính hoặc đình chỉ hoạt động phải mất

cả tuần, có khi cả tháng. Không những

vậy, các đơn vị vi phạm lại có những

hành vi rất tinh vi và chủ động trong

việc vi phạm, thậm chí không coi việc

khai thác các nội dung C1, C3 là hành vi

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì

vậy, mặc dù VTVcab đã rất nhiều lần gửi

văn bản tới các đơn vị vi phạm, cơ quan

quản lí nhà nước song kết quả thu được

rất hạn chế. Đến nay, chưa có một đơn vị

nào bị xử phạt.

Bản quyền giải đấu Cúp C1 và C3

được xếp vào hàng đắt đỏ nhất trong

các gói bản quyền truyền hình. Ông có

thể cho biết những thiệt hại mà

VTVcab phải gánh chịu từ sự xâm

phạm bản quyền?

Thiệt hại dễ thấy nhất là người hâm

mộ không thể xem được các trận đấu

đỉnh cao qua hệ thống truyền hình có

giấy phép hoạt động chính thức. Đối

với VTVcab, ngoài thiệt hại về kinh tế,

về thương hiệu và uy tín với khán giả,

chúng tôi còn phải đối mặt với những

pháp lí về bản quyền theo thông lệ quốc

tế. Từ nay, các đối tác sở hữu nội dung

bản quyền đặc sắc sẽ rất ngần ngại với

thị trường Việt Nam trong bối cảnh nạn

vi phạm bản quyền tràn lan và mức độ

cải thiện rất thấp. Đây cũng là rào cản

và khó khăn lớn cho các nhà kinh doanh

truyền hình Việt Nam trong việc tiếp cận

các chương trình thể thao, bản quyền lớn

trong thời gian tới.

Có ý kiến cho rằng, VTVcab đã

chia sẻ bản quyền phát sóng với độ

phân giải cao HD cho các đối tác như:

FPT play, Đài Truyền hình TP.HCM,

Truyền hình cáp TP.HCM, VOV

Online... để tối đa hóa lợi nhuận?

Một lần nữa, VTVcab khẳng định

không cấp phép

cho bất cứ đơn

vị nào không

có trong hợp

đồng hợp tác

kinh doanh

với VTVcab.

VTVcab có

nghĩa vụ phải

thông báo cho

đơn vị sở hữu

bản quyền và

phải được họ

chấp thuận mới có thể cấp quyền phát

sóng cho bất kì hạ tầng kĩ thuật, website

hoặc ứng dụng di động nào. Việc

VTVcab bị dừng quyền phát sóng hoàn

toàn do các đơn vị cố tình vi phạm khi

khai thác nội dung không được phép.

VTVcab đã thu hút được không ít

khách hàng nhờ bản quyền phát sóng

3 mùa giải C1 và C3. Và giờ, sau sự cố

ngoài mong đợi này, VTVcab sẽ làm gì

để dảm bảo quyền lợi cho khán giả?

Thực tế cho thấy, mặc dù ở Việt

Nam có hàng chục nhà kinh doanh dịch

vụ truyền hình trả tiền nhưng VTVcab

là một trong số ít đơn vị luôn cung cấp

cho khán giả những chương trình truyền

hình, giải thể thao hàng đầu và hấp dẫn

nhất hành tinh. Năm nay, để phục vụ khán

giả và người hâm mộ, VTVcab đã mua

bản quyền và chia sẻ quyền phát sóng

cho VTV3 để phát sóng miễn phí hoàn

toàn cho tất cả người dân xem. Hiện nay,

VTV3 là một trong số ba kênh truyền

hình hiếm hoi của châu Á phát miễn phí

giải đấu C1 và C3. Việc không thể tiếp

tục phát sóng giải đấu là một điều bất khả

kháng, VTVcab không bao giờ mong

muốn xảy ra. Ngoài việc khán giả cả

nước không được xem các trận đấu đỉnh

cao này thì VTVcab là đơn vị chịu thiệt

hại nặng nề nhất. Song không vì thế

mà VTVcab sẽ ngừng nỗ

lực đem đến

cho khán giả

những nội

dung hay nhất,

phong phú

nhất phù hợp

với mọi nhu cầu

của người xem

truyền hình

Việt Nam.

Còn rất

nhiều giải đấu

lớn mà gần nhất

là World Cup 2018,

VTVcab có lo ngại

việc vi phạm bản quyền sẽ khiến các

đơn vị phát sóng Việt Nam gặp nhiều

khó khăn khi thương thảo bản quyền?

VTVcab có đề xuất gì với các cơ quan

quản lí chức năng để thay đổi tình trạng

vi phạm bản quyền ở Việt Nam?

Với quy định pháp luật và chế tài

như hiện nay thì không ai có thể đảm

bảo việc vi phạm bản quyền sẽ được cải

thiện và các đơn vị sẽ chấp hành nghiêm

chỉnh quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một

thách thức lớn đối với các đơn vị sở hữu

bản quyền các giải thể thao lớn. VTVcab

đã gửi kiến nghị tới cơ quan quản lí nhà

nước nâng cao mức độ xử lí đối với các

đơn vị vi phạm. Chỉ khi có sự chung tay

cùng thay đổi nhận thức từ các đơn vị

liên quan thì mới có thể cải thiện được

tình hình, tránh sự vi phạm tương tự dẫn

tới mất quyền phát sóng.

Theo quy định của Liên đoàn bóng

đá châu Âu, khi bán bản quyền tại bất

cứ quốc gia nào, đơn vị mua bản quyền

để kinh doanh mà ở đây là VTVcab phải

có trách nhiệm bảo vệ bản quyền, không

cho đơn vị khác quay hình, chống sao

chép. Nếu không đảm bảo được điều này

thì chính đơn vị mua bản quyền sẽ phải

chịu trách nhiệm và bị cắt bản quyền.

Xin cảm ơn ông!

An Khê

(Thực hiện)

Vừa qua, VTVcab đã bị đối tác cắt bản quyền phát sóng giải Champions

League (Cúp C1), Europa League (Cúp C3) kể từ lượt về vòng bán kết hai giải

đấu này. Nguyên nhân chính dẫn đến việc VTVcab bị tước mất quyền phát

sóng là do một số đối tác thứ ba được quyền phân phối kênh Bóng đá TV của

VTVcab đã vô tình vi phạm cắt cúp các video để đưa lên trang web của mình.

VTVcab đã có văn bản nhắc nhở nhiều lần nhưng các đối tác không thực hiện

triệt để. Nhiều thiết bị IPTV không được phép vẫn truyền dẫn tín hiệu trái

phép nội dung Cúp C1 và C3. Bên cạnh đó, hàng loạt các trang báo điện tử,

trang tin điện tử, mạng xã hội đã cắt cúp clip từ nguồn VTVcab hoặc từ các

trang nước ngoài đưa lên trang web riêng.

Giải Cúp C1 phát sóng trên VTVcab