Previous Page  18 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 18 / 92 Next Page
Page Background

18

VTV

Chương

trình mới

C

âu chuyện được phát triển bởi

nhóm biên kịch trẻ Thanh Bình,

Thúy Hà và Phương Nhung. Đó

là sự chia sẻ những quan niệm về tình

bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình giữa

các thế hệ. Đường đời dẫn mỗi người

đến nhiều ngã rẽ nhưng sau cùng, nơi

họ muốn trở về vẫn là gia đình. Theo

đạo diễn Trần Hoài Sơn, kịch bản gốc

của

Giao mùa

thuộc về một người Hà

Nội gốc, có nhiều thăng trầm với Hà

Nội. Câu chuyện kịch bản gốc vì thế

có rất nhiều chất liệu, tình huống lấy

từ gia đình của tác giả này. Tuy nhiên,

về tuyến truyện, diễn biến của kịch bản

chưa đạt chất lượng tốt để sản xuất, vì

thế, anh đã đề nghị được sử dụng kịch

bản này để nhóm các bạn biên kịch trẻ:

Thanh Bình, Thúy Hà, Phương Nhung

tham gia sửa chữa và hoàn thiện.

Toàn (Diễn viên Công Dũng đóng),

Trung (DV Tiến Lộc), Hòa (DV Thanh

Huyền), Mai (DV Minh Huyền)... cùng

học từ cấp 2, lớn lên, chia xa rồi họp

mặt, ngã rẽ của họ ở tuổi trưởng thành

với những khác biệt: đi lính, vào đại học,

làm nghệ thuật… Mỗi người đều mang

một gương mặt của cuộc sống. Trung,

mang ảo mộng trở thành diễn viên điện

ảnh yêu Hòa, cô gái xuất thân từ gia đình

làm nghề truyền thống ở phố cổ Hà Nội.

Hòa mải chơi, đam mê thời trang và yêu

đương. Tình yêu của Trung và Hòa được

thử thách khi Trung vướng vào chuyện

tình cảm với cô gái có xuất thân phức

tạp là Loan (DV Thùy Dương), Loan đã

xới tung cuộc sống nề nếp gia giáo của

gia đình Trung. Toàn - công tử phố cổ,

sau khi du học về mở công ty, tuy nhiên,

Toàn vẫn giữ tính cách công tử: ăn chơi,

thay người yêu như thay áo, tình cờ gặp

lại Mai, một cô gái chân chất, học giỏi,

say mê với nghề làm bánh truyền thống

của người Hà Nội. Trung, Toàn, Hòa,

Mai tìm được lí tưởng, giá trị sống đích

thực như thế nào? Đâu là điều quý giá

mà những người trẻ cần gìn giữ?

Cùng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội,

những thanh niên phố cổ ấy chịu nhiều

tác động từ phong cách sống Hà Nội,

cả những điều dở, điều hay mà thế hệ

ông bà, cha chú họ để lại... Thông điệp

của bộ phim là câu chuyện chuyển giao

giữa các thế hệ. Sự thay đổi của những

con người đang sống tại Hà Nội, mỗi

người đều tìm kiếm cho mình tình yêu

với mảnh đất họ sinh ra, cùng hướng

đến một Hà Nội tốt đẹp hơn. Theo chia

sẻ của đạo diễn Trần Hoài Sơn, tên đầu

tiên của phim là

Hoa sữa cuối thu

, với

dụng ý rằng, hương sắc của người Hà

Nội giống như hương sắc của hoa sữa,

nó được biểu hiện trong những điều rất

nhỏ trong cuộc sống. Sau đó, trên hồn

cốt của nguyên gốc kịch bản, khi chuyển

sang tên

Giao mùa

, bản chất câu chuyện

là tình cảm của các đôi trai gái và mỗi

chuyện tình đều mang những số phận,

những trăn trở của từng giai đoạn của

những con người sống ở Hà Nội...

Với lối kể chuyện lôi cuốn, nhịp

phim lúc sôi động, trẻ trung nhưng có

lúc trầm lắng, tha thiết theo số phận con

người.

Giao mùa

với góc quay đẹp,

nhiều bối cảnh đặc trưng nhất của Hà

Nội cổ được khai thác tối đa, âm nhạc

được đầu tư với nhiều ca khúc Hà Nội

sâu lắng đã góp phần cho thành công

của bộ phim. Đạo diễn Trần Hoài Sơn

rất tâm đắc với dàn diễn viên đã lựa

chọn: “Chúng tôi may mắn đã có sự

góp mặt của những diễn viên gạo cội

và dàn diễn viên trẻ sáng giá, có chất

lượng chuyên môn. Họ diễn bằng cảm

xúc thực sự và nghiêm túc trong công

việc”. Với sự kĩ càng và tâm huyết của

ekip làm phim, hi vọng

Giao mùa

sẽ

mang đến những giờ xem phim hấp

dẫn, thú vị cũng như những suy ngẫm

cho khán giả màn ảnh nhỏ.

Sông Đào

Câu chuyện về sự trưởng thành

của những người trẻ tuổi,

những xung đột và sự khác biệt

giữa các thế hệ người Hà Nội là

chủ đề xuyên suốt bộ phim tâm

lí xã hội

Giao mùa

của đạo diễn

Trần Hoài Sơn. 45 tập phim sẽ lên

sóng VTV1 thứ Hai, Ba, Tư từ

ngày 19/6/2017.

Giao mùa

Bức tranh Hà Nội

qua nhiều thế hệ

Các hình ảnh trong phim