

26
VTV
nhật kí
phóng viên
“Tô” màu xanh
cho Trường Sa
Ngoài nhiệmvụ sẵn sàng chiến đấu thì công tác tăng giasản xuất,
trồng rau xanh để phục vụ bữa ăn hàng ngày là nhiệm vụ củamỗi
cán bộ chiến sĩ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Nếu như
màu xanh của biển trời là màu của tạo hóa dành cho Trường Sa
thì màu xanh củacây lá là kết quả từ công sức và mồ hôi củacán
bộ, chiến sĩ trên đảo. Mới đây, PV TCTH đã có chuyến rađảo Trường
Sa và ghi lại ấn tượng về màu xanh của huyện đảo xa xôi.
Cái khó ló cái khôn
Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5,
trong chuyến công tác kéo dài 10 ngày,
đặt chân lên các đảo chìm, đảo nổi nơi đầu
sóng ngọn gió của Tổ quốc như Đá Lớn
(B, A, C) - Nam Yết - Sơn Ca - Sinh Tồn
Đông - Len Đao - Phan Vinh (B, A) - Đá
Tây (A) - Trường Sa - Ba Kè (DK 1/9),
chúng tôi mới thấu hiểu những khó khăn
vất vả và công sức trồng trọt, chăn nuôi
của các cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa. Thiếu
nước ngọt, đất cằn cỗi, nhiễm mặn nặng
cộng với khí hậu khắc nghiệt, quanh
năm nắng, gió là những yếu tố khó khăn
để rau xanh khó phát triển trên đảo. Ở
đảo hoàn toàn không có đất tự nhiên, từ
những bao đất hiếm hoi và bột xơ dừa
được chuyển ra từ đất liền, các cán bộ,
chiến sĩ đã cải tạo, tận dụng để trồng rau
xanh. Không những khó khăn về thiếu
đất, thiếu nước ngọt mà để những cây rau
trên đảo sinh trưởng và phát triển tốt thì
các luống rau cần phải được che chắn rất
cẩn thận đế tránh hơi mặn của biển. Tuy
vậy, khó khăn, khắc nghiệt chưa bao giờ
khiến những cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa
nản lòng. Vào ngày mưa bão, họ dùng vỏ
bao bì để che chắn rau rồi dùng các loại
lưới để hạn chế mưa. Đặc biệt, trong quá
trình trồng trọt, họ áp dụng biện pháp
mở đất trong bờ mang ra, chôn xơ dừa,
rồi cây và lá khô xuống dưới đất để tạo
mùn, kết hợp với phân vi sinh giúp đất
thêm tơi xốp, thuận lợi trong quá trình
tăng gia.
Thường ở Trường Sa có hai mùa
mưa và nắng. Theo đó, mùa hạn hán thì
lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của
bộ đội rất hạn chế, bắt buộc họ phải tận
dụng nước ngọt sinh hoạt từ nước tắm
rửa, nước vo gạo để tưới rau. Thời tiết
nắng nóng ở Trường Sa cũng ảnh hưởng
đến sự phát triển của rau. Công nghệ nhà
kính, nhà lưới chính là một biện pháp rất
hợp lí, được áp dụng thành công trong
các mô hình trồng rau trên các đảo.
Vào mùa mưa, sóng to gió lớn, nước biển
mặn tràn vào nên cây bị nhiễm mặn, bị
táp, các cán bộ chiến sĩ được hướng dẫn
che chắn, tưới về buổi tối và sáng để rửa
mặn cho cây giúp cây phát triển đều.
Màu xanh giữa trùng khơi
Trực tiếp lên thăm các đảo thuộc
huyện đảo Trường Sa, chúng tôi không
khỏi vui mừng khi chứng kiến những
vườn rau xanh mướt và phong phú
chủng loại, từ rau ăn hàng ngày đến rau
gia vị, cây củ quả như bầu, bí ngô, bí
xanh, mướp đắng… Được biết, có thời
điểm trong năm, các cán bộ chiến sĩ trên
một số đảo còn thu hoạch được một sản
lượng lớn và tích trữ để ăn dần trong một
thời gian sau đó.
Trung tá Đào Văn Kha - Phó Chỉ
huy trưởng quân sự đảo Nam Yết chia
sẻ: “Đối với việc tổ chức tăng gia rau
xanh ở trên đảo, khó khăn nhất là vấn
đề nước ngọt. Nước ngọt sau khi phục
Chăm sóc vườn rau trên nhà giàn DK1/9
Vườn rau trên đảo Phan Vinh B