Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

vụ sinh hoạt, chúng tôi để lắng đọng rồi

mới dùng tưới rau. Do điều kiện trên đảo

không thể có vườn tập trung lớn nhưng

ở các điểm đều có vườn rau. Riêng đảo

Nam Yết có khoảng 17 vườn rau. Công

tác tăng gia nói chung đạt khoảng 1,3

triệu/người/năm. Mặc dù điều kiện nắng

gió và khắc nghiệt, anh em trên đảo vẫn

đảm bảo có rau xanh, tuy không dồi dào

như ở bờ. Đặc biệt, sau khi mưa, rau phát

triển mạnh nhất”.

Đảo Sơn Ca là một trong những đảo

đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn triển khai dự án sản xuất thử

nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi.

Thượng úy Trần Quốc Hiệp cho biết:

“Đảo Sơn Ca hiện có 4 vườn rau, luôn

đảm bảo cho cán bộ chiến sĩ có rau xanh

ăn hàng ngày. Sản lượng trong một năm

đạt khoảng 12.000 kg/năm. Đối với việc

trồng rau ở trên đảo, chúng tôi áp dụng

công nghệ trồng rau đã được Viện Khoa

học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam

hướng dẫn. Đất được ủ với xơ dừa với

nước giải để cho thấm nhằm xử lí sâu

bệnh sau đó trộn đều với đất và cát san

hô ở biển rồi ủ và nhân giống lên”. Cũng

trong chuyến thăm đảo Sơn Ca, tôi được

gặp một cán bộ thuộc Viện khoa học Kĩ

thuật Nông Nghiệp miền Nam đang làm

nhiệm vụ tại đây từ 3 tháng qua. Anh cho

biết, dự án sản xuất và phát triển một số

giống cây trồng và vật nuôi ở Trường Sa

do TS Ngô Quang Vinh làm chủ nhiệm

dự án. Dự án đã được phát triển ở các

tỉnh như TPHCM, Đà Lạt, Đắc Lắc và

các tỉnh miền Tây… Tại Trường Sa, do

điều kiện khí hậu khó khăn, từ những

vật tư vận chuyển ra, nước tưới cũng

hiếm hoi hơn so với đất liền nên trong

quá trình triển khai thực hiện cũng gặp

một số khó khăn. Tuy vậy, các cán bộ

chiến sĩ luôn cố gắng khắc phục những

khó khăn ấy. Họ dùng bể để tích trữ

nước mưa. Khi lượng nước quá thiếu thì

sẽ giảm nhu cầu sinh hoạt để giữ nước

ngọt lại nhằm canh tác và phát triển rau

xanh cung cấp cho đảo.

Trồng rau ở các đảo nổi đã khó, trồng

rau trên các đảo chìm như Đá Lớn, Len

Đao, Đá Tây… còn khó hơn gấp bội. Bởi

đảo chìm chỉ là một thềm san hô nhô lên

trên biển khi nước thủy triều hạ xuống và

chìm hẳn dưới mực nước biển khi thủy

triều lên. Trong mỗi góc nhỏ đều được

các chiến sĩ tận dụng để đặt các thùng

xốp hoặc xoong nồi để… trồng rau. Có

thể nói, niềm vui nhất của các cán bộ

chiến sĩ trong công tác tăng gia sản xuất

là chứng kiến những thành quả của mình

hiện diện trong bữa ăn hàng ngày. Tôi

bắt gặp những nụ cười mãn nguyện của

các cán bộ, chiến sĩ khi nhìn vườn rau

xanh mướt đang đua nhau trổ ngọn, có

lá mồng tơi to như cái mũ, những lá cải

tươi xanh mướt mắt khó gặp ở đất liền…

Lê Hoa

Đến với Trường Sa, chứng kiến thời tiết

khắc nghiệt nơi đây mới thêm hiểu và

khâm phục những cố gắng, nỗ lực của

những chiến sĩ trong việc tăng gia sản

xuất, cải thiện bữa ăn hàng ngày, để

vững vàng tay súng bảo vệ chủ quyền

biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của

Tổ quốc.

Một chiến sĩ chăm sóc rau trên đảo Đá Lớn

Trồng rau trên các đảo chìm

luôn khó khăn hơn đảo nổi

Trung tá Đào Văn Kha - Phó Chỉ huy

trưởng quân sự đảo Nam Yết

Những lá mồng tơi to hơn mặt người là

“đặc sản” ở Trường Sa

Công nghệ nhà kính, nhà lưới được áp dụng

trên đảo Phan Vinh B