55
Bây giờ, chị được làm những điều
mình yêu thích mà bao lâu nay vì
công việc nên vẫn còn bỏ ngỏ… Chị,
tác giả của những câu thoại kịch tính,
những tình tiết sắc bén, lại có một
tâm hồn thanh tịnh. Có rất nhiều cách
giúp trái tim, khối óc mình bình an,
thanh sạch, thoát những vô minh đeo
bám, chị chọn đạo Phật là nơi để gửi
gắm tâm linh của mình.
Vinh danh để tiếp lửa đam mê
Khi nói về chất lượng phim truyền
hình Việt Nam hiện nay, nhà biên kịch
Trần Thùy Linh bỗng trầm ngâm. Là
người tâm huyết với nghiệp “gieo chữ
tạo hình”, chị buồn khi bây giờ trên sóng
truyền hình ít phim có khả năng gây
“bão” dư luận. Tại sao xã hội quá nhiều
vấn đề nóng bỏng mà hầu hết các phim
chỉ xoay quanh câu chuyện tình yêu tan
vỡ, thủ đoạn chơi xấu, thất bại…? Ngay
tính giải trí cũng chưa đáp ứng được
bao nhiêu. Những bộ phim khơi gợi tính
thiện, sự lạc quan, nhân văn, cao thượng
dường như vẫn bị dòng phim mang nặng
tính thị trường, câu khách lấn át.
Khi xem một bộ phim hay, điều đầu
tiên người ta quan tâm đến là diễn viên,
rồi quay phim, đạo diễn… nhưng ít nhắc
tới biên kịch. Có thể vì thế mà nghề biên
kịch cứ dần dần bị chìm lịm trong sự
đối xử chưa công bằng của công chúng?
Biên kịch Trần Thùy Linh bảo: “Ở Việt
Nam, nghề gieo chữ tạo hình vẫn còn
vất vả lắm. Chừng nào công việc thầm
lặng này được đối xử công bằng, được
tôn vinh xứng đáng với những gì cống
hiến mới tạo được lửa trong lòng những
người theo nghề biên kịch, lúc đó mới
có những tác phẩm xuất sắc được”. Theo
biên kịch Thùy Linh, ở nhiều nước, ví dụ
như Hàn Quốc, họ đặt những nhà biên
kịch vào vị trí trang trọng, thậm chí còn
hơn cả đạo diễn, diễn viên. Nhiều biên
kịch có tên tuổi được quyền chọn lựa
chức danh đạo diễn, diễn viên vì hơn ai
hết, họ hiểu câu chuyện mà mình sáng
tạo ra… Ở Việt Nam, danh phận thì
“bỏ ngỏ” mà tiền tài thì cũng không
hấp dẫn. Có lẽ vì vậy, ít nhà biên kịch
dám “sống chết với nghề”.
Cũng có nhiều người nói, nếu đã là
cống hiến, đã là đam mê sao phải so
đo việc có được ai biết đến hay không,
sản phẩm của mình được ghi nhận là
được rồi. Thế nhưng, nếu một đứa con
tinh thần được tạo ra và mình là người
nắm vai trò chủ yếu và quyết định nhất
nhưng người khác lại nhận được sự tung
hô, tán dương của công chúng, thử hỏi
nhiệt huyết nào mà không lụi tàn, đam
mê nào mà không bị dập tắt… Đôi khi,
tôn vinh không phải là để được ngưỡng
mộ, mà tôn vinh là để tiếp lửa đam mê…
Bởi không phải ai cũng như biên kịch
Thùy Linh, có đủ bản lĩnh, dám chịu
sự thua thiệt để tiếp tục với nghiệp của
mình bằng tất cả tình yêu cháy bỏng. Và
ai quen biên kịch Thùy Linh cũng đều
chắc mẩm rằng, dù có thế nào đi chăng
nữa thì chị vẫn luôn chọn cho mình cuộc
sống với hạnh phúc đong đầy và những
kịch bản đang dang dở nhưng tràn trề
nhiệt huyết và sức lan tỏa…
Văn Hương Lâm
Nhà văn Thùy Linh tên thật là Trần Nguyệt Tuệ. Chị sinh năm 1959 tại Hà Nội,
tốt nghiệp trường Đại học An ninh, Trường Viết văn Nguyễn Du rồi tiếp tục theo
học Trường Viết văn M.Gorki (Matxcơva). Chị đã đoạt nhiều giải thưởng lớn về
văn học và phim truyền hình.
Chị có thói quen đạp xe mỗi chiều
bên hồ Ngọc Tròn ( Ngọc Hà)
như là cách để giải tỏa cuộc sống
và tìm cảm hứng cho chính mình
Phim Mùa lá rụng
Phim Những ngọn nến trong đêm