51
Từ New York đến Orlando mất
khoảng 3 - 4 giờ bay. Nhưng vì chúng tôi
quyết định gần như ngay lập tức khi biết
tin, nếu không tính những phóng viên địa
phương thì có thể nói, nhóm của Trọng
Phú là một trong những nhóm phóng
viên đầu tiên có mặt tại hiện trường. Còn
nhóm của tôi, vì chiều tối cùng ngày mới
có lệnh lên đường nên mọi việc không
thuận lợi bằng, bởi đó là lúc mà mọi
chuyến bay tới Orlando gần như kín
chỗ. Cuối cùng, chúng tôi phải mua vé
từ sân bay New Jersey. Chuyến bay hôm
đó lại chậm giờ, đến 2h sáng hôm sau
chúng tôi mới đến được Orlando. Gần
Các phóng viên quốc tế tác nghiệp bên ngoài Trung tâm hiến máu Orlando
Nước và thực phẩm được các tổ chức địa phương cung cấp miễn phí cho phóng viên
như không một phút nghỉ ngơi, nhóm tôi
cùng với nhóm Trọng Phú chia nhau ra
để chạy cho kịp lên sóng cho các bản tin
17h, 18h, 19h, 22h, 23h của các kênh tin
tức thuộc VTV. Ví dụ, Trọng Phú làm
phóng sự thì tôi làm Streambox trực tiếp,
và ngược lại.
Ê kíp đã có 30 giờ vất vả tại hiện
trường, liên tục cập nhật tin tức mới
nhất cho các bản tin phát sóng trực tiếp
của VTV. Lê Tuyển và các đồng nghiệp
của mình đã tác nghiệp như thế nào?
Thực sự, đó là 30 giờ tác nghiệp đáng
nhớ của tôi: một địa bàn hoàn toàn
mới, một sự việc đặc biệt nghiêm trọng,
và một vùng đất phía nam khắc nghiệt
bắt đầu vào hè. Chỉ có các đài lớn có
xe màu (xe truyền hình trực tiếp) mới
có chỗ đứng và đủ diện tích để dựng
lều tạm. Còn lại các nhóm như chúng tôi
phải tác nghiệp ngoài trời. Với các đồng
nghiệp nước ngoài thì khí hậu nóng ẩm
và nhiệt độ hơn 30 0 C của Orlando là vô
cùng khó chịu. Chúng tôi đã quen với
khí hậu nhiệt đới của Việt Nam nên cũng
không khó khăn để thích nghi nhưng lại
vô cùng áp lực khi phải liên tục lên sóng
cho các khung giờ, các bản tin, các kênh
sóng. Chưa kể phải cập nhật sự kiện, vì
cứ khoảng 30 phút lại có thêm tình tiết
mới, sự việc lại có thể được đẩy theo
hướng khác… Hơn 30 giờ liền chạy theo
hệ thống các bản tin từ 6h sáng đến 24
giờ đêm, ngủ là điều rất xa xỉ. Trên TV thì
trông chúng tôi tỉnh táo là thế, chứ thực ra
ai cũng phờ phạc. Tuy nhiên, chỉ khi tạm
xong việc mới thấm mệt, còn khi mà các
bản tin liên tục lên sóng, bạn sẽ không
còn thời gian để nghĩ tới việc đã bao lâu
mình chưa ăn và ngủ.
Thường xuyên đưa tin về các
sự kiện nóng, nhưng chắc hẳn chuyến
tác nghiệp này đã đem lại cho bạn những
xúc cảm thật đặc biệt? Hỏi thật, bạn có
cảm thấy lo lắng khi tác nghiệp ở những
vụ khủng bố như thế này?
Thực ra, có điểm khác giữa khủng
bố ở Mỹ và những nơi khác (như châu
Âu). Các vụ khủng bố ở châu Âu có
tổ chức. Chúng chia thành nhiều nhóm,
tấn công ở nhiều điểm, ngoài súng còn
dùng cả bom. Vì thế, tác nghiệp ở những
nơi như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Nhưng những vụ xả súng ở Mỹ thì khác,
thường do cá nhân gây ra, tự phát và
bị dập tắt rất nhanh. Vì thế, mức độ nguy
hiểm sau đó không cao. Tất nhiên, mọi
việc đều có thể xảy ra, nhưng đó là
cách chúng tôi cố gắng để suy nghĩ tích
cực, để tiếp tục làm việc. Những câu
chuyện tại hiện trường cũng là những
phút giây khó quên với chúng tôi. Tôi
vẫn nhớ mãi chuyện hôm ấy, hàng trăm
phóng viên đang ghi hình hiện trường thì
bỗng có một chị ôm lẵng hoa, đầu đội
vòng hoa trắng, vượt rào chắn của cảnh
sát chạy thẳng vào hiện trường vụ án…
Hỏi chuyện, chúng tôi mới biết chị đã
mất người thân trong vụ xả súng nhưng
do cảnh sát phong toả hiện trường quá
lâu, chị muốn đến tận nơi người thân
ra đi để đặt hoa… Rồi cả những hành
động của người dân Orlando nữa. Thấy
chúng tôi phải làm việc dưới cái nắng
hè gay gắt, nhiều người đã mang nước
và đồ ăn tới phát cho từng phóng viên.
Họ nói phóng viên như khách đến nhà,
lại phải làm việc vất vả, nên họ muốn tiếp
khách thật chu đáo.
Có thể nói, 30 giờ tác nghiệp tại
Orlando là khoảng thời gian khó quên,
nhiều xúc cảm nhất trong những chuyến
tác nghiệp của tôi.
Xin cảm ơn anh!
Mai Chi
(Thực hiện)