58
“Công thức vé vớt” cũng được vận dụng cho Trọng Hiếu
Trao vé vớt để… tạo kịch tính?
Với tiêu chí trong mơ “từ số 0 trở
thành thần tượng”, các phiên bản
Idol
đều
mong rằng, bằng kinh nghiệm tìm kiếm,
đào tạo qua nhiều tuần sẽ biến một chàng
trai, cô gái vô danh nào đó tỏa sáng thành
ngôi sao mới. Sức hút quá lớn từ
Idol
khiến nhiều ca sĩ có kinh nghiệm, những
nghệ sĩ ít nhiều thành danh cũng muốn
thử sức. Tuy nhiên, khi đặt bên cạnh sự
tươi mới của các nhân tố “lạ” thì sự dày
dạn, bản lĩnh, tròn trịa chưa chắc đã là
lợi thế. Trong nhiều trường hợp, các nhà
sản xuất còn dám mạo hiểm đặt niềm tin
vào những thí sinh vốn chỉ thuộc diện
“vé vớt”. Với phiên bản Việt, không thể
không nhắc tới hai trường hợp điển hình
Yasuy và Trọng Hiếu.
Yasuy bước vào vòng thử giọng của
Vietnam Idol
mùa thứ tư với ngoại hình,
chất giọng mộc mạc. Chàng trai dân tộc
Churu đã hé lộ tiềm năng của mình ngay
từ buổi đầu ấy nhưng để chọn anh vào các
vòng tiếp theo thì quả thực khiến giám
khảo đắn đo. Hiệu ứng từ mùa thi trước
thành công với quán quân Uyên Linh
khiến sự kì vọng đặt vào chương trình lên
cao hơn bao giờ hết, một lựa chọn cảm
tính có thể kéo lùi mặt bằng chất lượng.
Ban tổ chức quyết định không trao vé
vàng cho Yasuy, tuy nhiên, sau đó chính
giám khảo Quốc Trung lại về tận quê của
Yasuy để cho thí sinh này cơ hội trở lại
chương trình và trở thành ứng viên nặng
kí cho ngôi vô địch. Chiến thắng gây
tranh cãi của Yasuy sau này bị cho là một
“kết quả” không mong đợi khi rất khó để
chàng trai ấy lột xác trở thành ngôi sao
showbiz. Dẫu vậy, khi nhìn xuyên suốt
chặng đường đi đến ngôi quán quân của
Yasuy, có thể xem chàng trai này như một
minh chứng tiêu biểu cho quyền lực từ sự
ủng hộ của khán giả. Những tin nhắn bình
chọn như tiếp thêm nguồn sức mạnh để
một số 0 tròn trĩnh như Yasuy có thể vững
vàng vượt qua từng thử thách.
“Công thức vé vớt” cũng được vận
dụng cho Trọng Hiếu khi chàng Việt
kiều thoạt đầu hơi “vênh” so với tiêu chí
chương trình: ngoại hình, phong cách tốt
nhưng hát tiếng Việt chưa chuẩn và chưa
biết cách cân đối giữa hát và nhảy. So
với vé vớt của Yasuy, vé cho Trọng Hiếu
gợi cảm giác có sự sắp xếp, tạo kịch tính
nhiều hơn. Và diễn biến rất suôn sẻ cho
tất cả các vòng thi tiếp sau cho đến tận
đêm chung kết cho thấy việc suýt bị loại
có lẽ chỉ là cách để hình ảnh Trọng Hiếu
trở nên nhiều màu sắc, đáng nhớ hơn mà
thôi.
Chơi chiêu quá đà
Vietnam’s Next Top Model (VNTM)
cũng không ít lần “đùa giỡn” khán giả
bằng chiêu cứu thí sinh. Lẽ dĩ nhiên, giám
khảo, những người trong cuộc có nhiều
thời gian gần gũi, tiếp xúc để hiểu rõ về
thực lực, cá tính của từng thí sinh hơn
hẳn người xem chỉ được biết qua diễn
biến mấy chục phút mỗi tập. Bởi vậy, họ
có lí do để trao vé vớt, trao thêm cơ hội
cho một ai đó. Nhưng với Nguyễn Oanh
(Quán quân năm 2014) hay Nguyễn Hợp,
Hồng Xuân (Top 4 mùa thi 2015), cách
họ được cứu vấp phải sự phản ứng mạnh
mẽ từ khán giả. Trước khi được cứu ngay
ngưỡng cửa chung kết, Nguyễn Oanh vốn
dĩ đã gây bức xúc vì suốt các tập thi cô
gái nhỏ tuổi nhất ngôi nhà chung liên tục
thử thách sức chịu đựng của người xem
Sức mạnh của
“vé vớt”
Các cuộc thi truyền hình thực
tế khá ưa chuộng việc biến các
thí sinh trong diện “vé vớt” trở
thành ứng cử viên vô địch đầy
tiềm năng. Khi ấy, đi bằng cánh
cửa hẹp có thể lại giúp cho con
đườngthànhdanhtrởnênthêm
phần thú vị.
Yasuy có chiến thắng
gây tranh cãi
VTV
Phía sau
Màn hình