Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

-

Đạo diễn Thanh Loan:

Theo truyền

thuyết, cá Ông vốn hóa thân từ những

mảnh áo cà sa của Phật Bà Quan Âm

quăng xuống biển để cứu vớt sinh linh

bị chìm đắm. Từ đó, người dân luôn tin

rằng, cá Ông là vị thần luôn phù trợ, giúp

sức cho người đi biển. Trong quá trình

làm phim, chúng tôi thấy người dân Cửa

Lò, Cửa Hội… vẫn thường thắp hương ở

lăng mộ Ngư Ông cầu xin được phù hộ

yên ổn, làm ăn phát đạt. “Ông” là tiếng

gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho

loại cá này.

Bộ phim còn đề cập đến tục lệ

vẽ mắt thuyền và khẳng định đây là

một hiện tượng văn hoá dân gian cần

được tiếp tục nghiên cứu. Phải chăng

trong quá trình làm phim, các chị đã có

những phát hiện thú vị?

- Đạo diễn Thanh Loan:

Chúng tôi

nhận thấy, cư dân vùng sông nước xem

con thuyền của mình như sinh vật có hồn.

Họ quan niệm con thuyền cũng như con

người, do đó cần phải có mắt. Nếu ở Ấn

Độ, người ta mở mắt cho các pho tượng

thần thánh nhằm làm cho tượng có sinh

khí thì ở Việt Nam, người ta khai sáng

cho chiếc thuyền mới bằng cách chạm trổ

hoặc sơn vẽ hai con mắt to ở mũi thuyền.

Khi đóng một chiếc thuyền, các trại

thuyền phải làm các lễ cúng: cúng ghim

lô, cúng khai nhãn và cúng hạ thuỷ. Cúng

khai nhãn được thực hiện sau khi đóng

xong phần vỏ thuyền, chủ thuyền làm lễ

cúng để vẽ mắt thuyền với mong muốn

được an toàn trên sông nước, công việc

làm ăn của chủ thuyền sẽ hanh thông.

- Đạo diễn Hồng Điệp

: Mắt thuyền

được vẽ hai bên mũi thuyền, rất đa dạng,

đủ kiểu loại nhưng có chung đặc điểm

là trông rất hiền lành. Căn cứ vào hình

dáng, màu sắc của mắt thuyền, người ta

có thể biết được xuất xứ cũng như phạm

vi hoạt động của thuyền ở từng vùng.

Nhìn chung, sự khác biệt về hình dáng,

màu sắc, đường nét của mắt thuyền ở

từng vùng, miền là do thị hiếu thẩmmĩ, trình

độ tay nghề của những người thợ đóng ghe

thuyền. Mắt thuyền từ Bà Rịa - Vũng Tàu

trở ra phía Bắc có đặc điểm chung là nhỏ,

đuôi mắt dài, tròng sơn đen trên nhãn cầu

màu trắng. Ghe lưới vùng Phước Hải mắt

tròn, hơi dẹt, có vẽ hình âm dương giữa

thân ghe. Ghe bầu Mũi Né mắt dẹt, dài,

đuôi tròng nhọn về phía sau... Tuy nhiên,

gắn liền với tục vẽ mắt thuyền còn có

những điều kiêng kị nhất định cần nghiên

cứu thêm.

Việt Nam la quôc gia co bơ biên

trai dai hơn 3.260 km, vơi gân 3.000

hon đao lơn nhỏ. Những di sản quý báu

được đề cập trong hai tập phim tài liệu

Cội nguồn văn hóa biển Việt Nam

ý nghĩa như thế nào trong việc khẳng

định chủ quyền quốc gia?

- Đạo diễn Hồng Điệp

: Hàng trăm

năm trước, các chúa Nguyễn ở Đàng

trong đã chú trọng đến vấn đề xác lập

và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với

những đảo và quần đảo ở ngoài khơi

như: Hoàng Sa, Bắc Hải (Trường Sa),

Côn Lôn, Phú Quốc… Họ đã phái những

thương thuyền đi buôn bán, giao lưu với

các quốc gia biển trong khu vực, vừa để

mở rộng bang giao, vừa phô trương thanh

thế của mình. Những người có công lao

trong khai thác, chinh phục và giữ gìn

chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thì được

tôn vinh là những “hùng binh” và được

triều đình khen thưởng, khi còn sống

được sắc phong, khi họ qua đời được thờ

tự. Rõ ràng, một quốc gia biển chỉ thực

sự hùng mạnh khi chủ quyền đối với các

vùng biển đảo của Tổ quốc được bảo vệ

vững chắc, chiến lược phát triển kinh tế

biển được gắn liền với bảo tồn văn

hóa biển.

- Đạo diễn Thanh Loan:

Khi nghiên

cứu tư liệu làm phim, chúng tôi phát hiện

ra nền văn hóa biển được phản ánh trong

nhiều bộ sách do triều đình in ấn, phát

hành và lưu truyền như:

Phủ biên tạp lục,

Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam

nhất thống chí, Đại Nam thực lục…

Đặc

biệt, trong thời Nguyễn, nhiều đảo và

quần đảo ven biển Đông đã được khám

phá, khai thác và xác lập chủ quyền,

trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa. Rõ ràng, văn hóa biển đảo là

một phần của văn hóa dân tộc Việt. Đây

không chỉ là những di sản quý báu, có giá

trị khoa học mà còn có ý nghĩa trong việc

khẳng định chủ quyền quốc gia.

Từ tháng 2/2016, Đài THVN đã xây

dựng kế hoạch tuyên truyền biển

năm 2016 nhằm củng cố, nâng cao

hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng

viên và nhân dân về các vấn đề kinh

tế - chính trị - xã hội có liên quan đến

biển, đảo Việt Nam; Giữ gìn, bồi đắp

tình yêu, ý thức trách nhiệm của mọi

tầng lớp nhân dân đối với vùng biển,

đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Giúp

cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam

và bạn bè quốc tế hiểu kịp thời, chính

xác, đầy đủ về quan điểm, chủ trương,

chính sách, hành động của Việt Nam

trong giải quyết các vấn đề liên quan

đến biển, đảo một cách hòa bình, phù

hợp với quy định của Việt Nam và

pháp luật quốc tế...

Đảo Lý Sơn

Mô hình thuyền nghĩa sĩ Trường Sa

Di chỉ khảo cổ Gò Cây Thị thuộc quần thể

di tích Óc Eo tỉnh An Giang

Yến Trang

(Thực hiện)