56
Biển đảo đóng vai trò như
thếnàotrong đời sốngkinh
tế, xã hội và văn hóa ở Việt
Nam? Để có câu trả lời, hai
đạo diễn Hồng Điệpvà Thanh
Loan - Trung tâm phim TL&PS
đã tìm đến những di chỉ có
niên đại cách đây hàng
nghìn năm để tìm kiếm
những dữ liệu lịch sử cho
phim tài liệu
Cội nguồn văn
hóa biển Việt Nam.
PV: Trong hành trình đi tìm
cội
nguồn văn hóa biển
, vì sao những người
thực hiện lại chọn câu chuyện
Lạc Long
Quân và Âu Cơ
để mở đầu bộ phim?
- Đạo diễn Hồng Điệp:
Huyên thoai
Lac Long Quân - Âu Cơ trong tâm thức
của người Việt chinh la sư phan anh hai
xu thê di cư cua cac công đông cư dân
Viêt cô trong thơi kì lâp quôc. Nhưng
công đông tư vung rưng nui tran xuông
phia biên va nhưng công đông khac tư
biên tiên vao luc đia, hơp nhât vơi nhau
đê hinh thanh dân tôc Việt Nam. Biên đa
trơ thanh môi trương sông, la nhân tô hơp
thanh va nuôi dương cac nên văn hóa Viêt
cô, gop phân đinh hinh ban săc văn hóa
va tư duy dân tôc.
Trong phim có một luận chứng
quan trọng đó là: “Trong quá trình phát
triển, nhất là khi lấn biển và Nam tiến
thì “chất” biển trong văn hóa người Việt
được tăng lên”. Các nhà làm phim có
thể giải thích rõ hơn?
-
Đạo diễn Thanh Loan:
Địa điểm
ghi hình đầu tiên của ê kíp sản xuất là
núi Ba Thê, khu di tích quốc gia Óc Eo,
nghĩa địa Cá Ông ở làng chài Phước Hải,
huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
và các đảo nhỏ thuộc vịnh Bái Tử Long,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh… Qua
nghiên cứu, chúng tôi thấy, người Việt cổ
từ trung du xuống khai thác đồng bằng
lầy trũng sông Hồng rồi tiến ra biển làm
nông nghiệp và khai thác biển. Cây cói
chính là sản phẩm nông nghiệp có giá trị,
được trồng trong các vùng sình lầy do
phù sa của sông Hồng đổ ra biển thời kì
đó. Đến nay, một số địa phương ven biển
có các nghề thủ công truyền thống từ cây
cói như: Tiền Hải, Kim Sơn hay Nga Sơn
vẫn luôn tồn tại và phát triển.
Không chỉ khai thác biển, người Việt
còn biết chế biến những sản phẩm của
biển thành những đặc sản để phục vụ nhu
cầu ẩm thực của mình.
Có thể thấy, nền văn hóa biển Việt
Nam hết sức đa dạng và phong phú. Tục
thờ cá Voi, lễ hội Cầu ngư… chính là
nét đặc sắc trong hệ di sản phi vật thể
của văn hóa biển?
-
Đạo diễn Hồng Điệp:
Vì cuộc sống
bám biển, ngư dân phải biết tránh những
điều hung dữ nên họ thờ các vị thần
biển… Với họ, cá Voi không chỉ là một
vị thần biển, mà còn là vị thần bảo hộ cho
cộng đồng, có liên quan mật thiết đến sự
hưng thịnh hay an nguy của cộng đồng.
Vì vậy, lễ hội Cầu ngư được coi là lễ hội
lớn nhất trong năm của nhiều làng
ven biển.
Tìm về cội nguồn
văn hóa biển
VTV
Phía sau
Màn hình
Hang Soi Nhụ, địa điểm khảo cổ học thuộc vịnh Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh