59
tay, giống như cá gặp nước, ê kíp bắt
đầu thỏa mãn những ước mơ của mình.
Một loạt ý tưởng chắp nối từ anh em và
Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải đã được
phát triển nhanh chóng. Hình ảnh chữ
S được chiếc xuồng CQ tạo sóng màu
trắng nổi bật trên mặt biển Trường Sa
xanh ngắt. Điều này chỉ thực hiện được
khi ánh mặt trời bắt đầu ló rạng, vào
khoảng 4h sáng trên biển. Để chuẩn bị,
hầu như tất cả anh em đều phải thức
để cài đặt, tính toán tốc độ của xuồng
tương đương với máy bay, trao đổi với
anh em lái xuồng để kết hợp với nhau về
mặt kĩ thuật. Khoảnh khắc ấy không chỉ
có một kíp quay flying cam hoạt động
mà hầu như các máy đều được tung
ra để quay cả quá trình tác nghiệp. Ai
cũng xung phong để được quay, không
còn có ranh giới của sự phân công. Lúc
ấy, ê kíp giống như một gia đình, cùng
gánh vác công việc với một tinh thần
trách nhiệm cao nhất. Quay phim Trần
Mạnh Hùng là tay máy đã tác nghiệp tại
Trường Sa nhiều lần nên được tin tưởng
giao nhiệm vụ quan trọng và anh đã cho
cả ê kíp thấy sức sáng tạo, đam mê công
việc của mình.
Một ý tưởng tiếp theo được Chuẩn
đô đốc Đặng Minh Hải đề xuất là thả
chim bồ câu trên đảo Trường Sa như
một biểu tượng khát khao hòa bình. Ý
tưởng này không quá mới mẻ nhưng rất
nhiều lần trước đó chỉ đơn giản là thả
chim trong một lễ tưởng niệm. Lần đầu
trên tàu có những vị tướng, rất nhiều
đoàn của các cơ quan Chính phủ, cơ
quan Nhà nước, đó là điều giá trị và ý
nghĩa nếu như ê kíp tập hợp được tổng
thể sức mạnh của các lực lượng. Nghĩ
là làm, ê kíp ngay lập tức kết nối với
nhau nhằm tạo ra một biểu tượng có
giá trị nghệ thuật, đặc biệt khi họ có
trong tay thiết bị flying cam. Danh sách
những người được phép thả 25 chú
chim bồ câu được Văn phòng Bộ Quốc
phòng chuẩn bị rất kĩ do đích thân Phó
Chánh văn phòng - Đại tá Kim trực
tiếp chỉ đạo. Rất vinh dự là trong đó có
Phó Tổng Giám đốc Phạm Việt Tiến
và Trưởng ban Lại Văn Sâm. Hình ảnh
thả những chú chim bồ câu kết hợp với
quả địa cầu rất lớn của 10 cháu thiếu
nhi mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng cùng
với các tướng, sư thầy trụ trì của chùa
Trường Sa và đại diện của các quân
binh chủng, đại diện các lực lượng cùng
đông đảo người dân trên đảo mang một
ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có sức lan
tỏa rộng. Thông thường, thả chim chỉ
diễn ra trong khoảng 2 - 5 phút, khoảnh
khắc thả chim chỉ xảy ra trong một tích
tắc và không thể làm lại được. Ê kíp đã
phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, dồn tổng lực
4 máy và dừng tất cả để tập trung cho
sự kiện. Những hình ảnh thu được đã
khiến họ vô cùng hài lòng và cảm thấy
bao nhiêu mong đợi đều được đền đáp.
Bên cạnh đó, họ còn tổ chức và ghi hình
được buổi lễ phóng sinh rùa biển với
những hình ảnh mang thông điệp về
môi trường.
Cũng trong dịp này, một video clip
ca nhạc rất đặc sắc đã được thực hiện,
trong đó “ca sĩ” thể hiện chính là ê kíp
sản xuất chương trình. Đây là một món
quà “cây nhà lá vườn” ý nghĩa được họ
chuẩn bị trước dành phát sóng trong lễ
mừng sinh nhật
CTLCS
tròn 10 tuổi.
Những hình ảnh trong video được quay
rất kì công, 12 ngày lênh đênh là 12
ngày quay bài hát, từ bối cảnh trên bờ,
trên đảo, trên nhà giàn, trên tàu, trên
boong… Là BTV chính của video clip,
MC Hoàng Linh không giấu được sự
xúc động khi được giao công việc ý
nghĩa này.
Mặc dù trong các cuộc họp lên kế
hoạch, ê kíp luôn đặt vấn đề giữ sức
khỏe cho anh em nhưng trên thực tế,
tinh thần của cả đoàn đều rất cao, họ
không ngừng nghĩ thêm các video clip,
các ý tưởng đột xuất liên tục nảy ra.
Thời gian tác nghiệp trên đảo vô cùng
ngắn, các nhóm vừa quay
Chiến sĩ và
những người bạn
, vừa quay phóng sự,
Cà phê sáng
,
Nụ cười chiến sĩ
…Ai
cũng “tham lam”, ai cũng muốn làm hết
sức có thể. 12 ngày tràn đầy năng lượng,
nhiệt huyết, thường trực trong mỗi thành
viên là cảm giác quý trọng từng giây
từng phút ở trên tàu, trên đảo… Cũng
bởi, tất cả họ đều chung một mong
muốn sẽ mang đến những món quà
tinh thần đặc biệt đối với các quân binh
chủng và lực lượng toàn quân thông qua
từng chương trình
CTLCS
.
Lê Hoa
Ảnh:
Chương trình cung cấp
Êkíp chương trình tác nghiệp
Êkíp chuẩn bị xuống xuồng lên đảo tác nghiệp